»» Nội dung bài viết:
Nghị luận: Đọc sách mà không suy ngẫm, dẫu có đi vạn dặm đường chẳng qua cũng chỉ là một người đưa thư.
- Mở bài:
– Giá trị của việc đọc sách không ở việc đọc bao nhiêu quyển sách mà là ở chỗ người đọc tiếp nhận được bao nhiêu kiến thức. Muốn tiếp nhận được kiến thức, nhất định phải đọc kỹ lưỡng và không ngừng suy ngẫm về những gì đã đọc. Khẳng định điều này, có người cho rằng: Đọc sách mà không suy ngẫm, dẫu có đi vạn dặm đường chẳng qua cũng chỉ là một người đưa thư.
- Thân bài:
Đọc sách là gì?
– “Đọc sách” : là tiếp cận (đọc) và tiếp nhận (ghi nhớ, suy nghĩ, suy ngẫm) những kiến thức có ở trong sách, biến những kiến thức ấy thành hiểu biết và kỹ năng, kinh nghiệm của mình.
– “đi vạn dặm đường”: đi rất xa, đến những nơi xa lạ,… →
– “Người đưa thư”: người chuyển gửi thư từ, tin tức.
→ Ý nghĩa câu nói: Đọc sách mà không chịu suy ngẫm về nội dung của nó thì chí có thể biết được được kiến thức chứ không thể hiểu và vận dụng kiến được thức ấy. Cũng giống như người đưa thư, tuy đã đi khắp mọi nơi nhưng không có nhiều hiểu biết về những nơi mình đã đến và nội dung của những bức thư mình đã đưa đi.
2. Bàn luận.
Những cách đọc sách thường gặp:
– Có người chỉ lấy việc đọc sách để khoe mẽ bản thân, đọc rất nhiều nhưng động lại chẳng bao nhiêu như kiểu cưỡi ngựa xem hoa, leo cây hóng gió mà thôi. Mục đích của họ cốt là để người khác biết mình đọc nhiều sách, khoe mình biết nhiều nhưng thực ra chẳng hiểu gì, kiến thức nông cạn, sáo rỗng. Loại này có rất nhiều.
– Có người chỉ xem sách là công cụ giải trí, thích đọc những quyển sách tầm thường dễ đọc, nội dung dễ dãi, mang tính pha trò, giải trí chứ không có kiến thức, bởi thế cũng chẳng ích gì. Loại này cũng nhiều lắm.
– Có người nghiêm túc đọc sách. Họ đọc sách có mục đích, kế hoạch rõ ràng chứ không tùy tiện, vừa đọc vừa suy ngẫm. Họ kiên trì đọc sách trong một thời gian dài, có khi suốt đời. Bởi thế họ đọc ít mà hiểu nhiều, kiến thức uyên thâm, rộng lớn. Mục đích của họ là tiếp thu kiến thức của sách, nâng cao hiểu biết, rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm, đem kiến thức phục vụ công việc, cuộc sống. Đồng thời, họ cũng lấy việc đọc sách để tu dưỡng nhân cách, thấu hiểu lẽ đời, cách đối nhân xử thế. Loại này rất ít.
Vì sao phải suy ngẫm khi đọc sách?
– Việc đọc sách thường chia làm 2 giai đoạn: Một là đọc và nắm bắt, ghi nhớ kiến thức. Hai là suy ngẫm và vận dụng kiến thức ấy vào trong cuộc sống.
– Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và xã hội nói chung. Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích luỹ được trong suốt quá trình phát triển lịch sử.
– Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tinh thần quý báu của loài người. Đối với mỗi con người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích luỹ tri thức, khám phá và chinh phục thế giới. Nhưng nếu đọc sách mà không suy ngẫm cũng, vô tư lướt qua trang sách, cũng giống như việc đi qua vườn hoa, chỉ biết nhìn ngắm hoa đẹp chứ chẳng hiểu biết gì về hoa, chẳng biết cách trồng hoa.
– Kiến thức không nằm trong ánh mắt mà nằm trong suy nghĩ. Đọc kỹ lưỡng và liên tục suy nghĩ mới có thể ghi nhớ dài lâu và vận dụng kiến thức khi cần.
– Kiến thức uyên thâm không thể đọc một lần mà ghi nhớ, vận dụng được. Nó cần có thời gian để chuyển hoá nhờ đi qua quá trình suy ngẫm.
– Nếu đọc mà kết hợp với việc suy ngẫm, ta mới thấy được giữa các kiến thức có liên quan với nhau, hỗ trợ nhau, thậm chí có thể kết hợp để tạo ra điều mới mẻ. Bởi vậy, có thể nói, đọc và suy ngẫm là con đường sáng tạo của các bậc trí thức.
– Nếu chỉ biết đọc mà không nguy ngẫm và tìm ra điểm cốt yếu của kiến thức thì việc đọc sách ấy chỉ dừng lại ở việc đã từng đọc, có ghi nhớ chứ không thực có ích.
Học sinh cần thực hành việc đọc sách như thế nào?
– Học vấn không phải chỉ có đọc sách nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng nhất của học vấn. Đọc một quyển sách nghĩa là đi một chặng đường trong hành trình chinh phục tri thức.
– Muốn đọc sách đúng đắn, hiệu quả, trước hết ta cần xác định rõ mục đích đọc sách và xây dựng kế hoạch đọc một cách rõ ràng Sau đó, lựa chọn những quyển sách phù hợp với mục đích và và kiên trì thực hiện kế hoạch đã định ra. Không đọc những quyển sách quá khó hoặc quá dễ dãi chỉ làm tiêu tốn thời gian và sức khoẻ bản thân. Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc sách.
– Đọc sách không nên đọc vội, đọc lướt qua mà hãy đọc chậm rãi, vừa đọc vừa suy ngẫm kỹ lưỡng, trầm ngâm tích luỹ kiến thức và không ngừng tưởng tượng, nhất là với các cuốn sách có giá trị. Đọc sách cũng không nên tham đọc nhiều mà hãy đọc vừa sức. Thà đọc ít mà thấu đáo, tường tận còn hơn đọc nhiều mà chẳng động lại vao nhiêu.
– Cũng không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
– Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
Bàn luận mở rộng.
– Ai cũng hiểu rõ vai trò của việc đọc sách nhưng chẳng mấy ai kiên trì đọc sách và đọc sác một cách đúng đắn, hiệu quả. Có nhiều người xem thường sách, không chịu đọc sách hoặc đọc một cách sơ sài, đọc cho lấy có, đọc mà không suy ngẫm, qua loa, đại khái. Những người như thế thật đáng chê trách và phê phán
- Kết bài:
– Việc đọc rất quan trọng, nếu biết cách đọc cả thế giới sẽ mở ra trước mắt. Nếu đọc sách mà không suy ngẫn thì cũng chẳng khác gì một người đưa thư, tuy đã đi muôn dặm đường nhưng hiểu biết vẫn nông cạn.