nghi-luan-khong-bao-gio-chiu-dau-hang-so-phan

Nghị luận: Không bao giờ chịu đầu hàng số phận

Nghị luận: Không bao giờ chịu đầu hàng số phận

Wilma Rudolph là người con gái thứ 20 trong một gia đình có 22 người con. Cô sinh thiếu tháng nên mọi người nghĩ cô khó mà sống được. Nhưng cô vẫn sống khỏe mạnh. Năm lên 4 tuổi, cô bị viêm phổi và sốt phát ban. Sau trận ốm đó, cô bị liệt chân trái và phải chống gậy khi di chuyển. Năm 9 tuổi, cô bỏ gậy và bắt đầu tự đi. Đến năm 13 tuổi cô đã có thể đi lại một cách bình thường và cô quyết định trở thành một vận động viên điền kinh.

Cô tham gia vào một cuộc thi chạy và về cuối cùng. Những năm sau đó cô đều tham dự tất cả các cuộc thi điền kinh, nhưng cũng đều về cuối. Mọi người nói cô nên từ bỏ nhưng cô vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành một vận động viên điền kinh. Và rồi cô đã chiến thắng trong một cuộc thi. Từ đó trở đi cô luôn chiến thắng trong tất cả các cuộc thi mà cô tham gia. Sau đó cô đã giành được ba huy chương vàng Olympic.

Em có suy nghĩ gì từ ý nghĩa đoạn tin trên?

1. Giải thích:

– Đoạn tin là một câu chuyện kì diệu về một nữ vận động viên nổi tiếng của Mỹ có tên là Wilma Rudolph. Từ một đứa trẻ kém may mắn: sức khỏe yếu vì sinh thiếu tháng, lên 4 tuổi bị liệt chân trái vì bệnh tật, Wilma Rudolph đã kiên trì tập luyện để có thể đi lại bình thường. Lên 9 tuổi cô đã đi lại được và có ước mơ trở thành vận động viên điền kinh. Sau nhiều lần thất bại (về cuối trong các cuộc thi) cô vẫn không nản lòng. Sau nhiều năm cố gắng cô đã chiến thắng và giành được ba huy chương vàng Olympic.

– Câu chuyện của Wilma Rudolph gợi suy nghĩ về tấm gương những con người không bao giờ chịu đầu hàng số phận: Wilma Rudolph đã vượt lên hoàn cảnh bất hạnh của bản thân không chỉ để trở thành con người bình thường mà còn trở thành con người xuất chúng.

2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:

– Trong cuộc sống, có không ít người gặp phải hoàn cảnh bất hạnh (do bẩm sinh, do tai nạn, bệnh tật…). Nhiều người trong số đó đã vươn lên không ngừng, tự khẳng định mình “tàn nhưng không phế”. Chẳng hạn như Nick Vujick

– Câu chuyện của Wilma Rudolph và nhiều người khác gợi suy nghĩ:

+ Sự khâm phục, ngưỡng mộ với những con người giàu ý chí, nghị lực trong cuộc sống.

+ Không có khó khăn nào mà con người không thể vượt qua, điều quan trọng là cần phải có ý chí nghị lực, có hoài bão ước mơ, có tình yêu với cuộc sống.

– Trách nhiệm của mỗi người và toàn xã hội với họ:

+ Cảm thông, tôn trọng chứ không xa lánh, ghẻ lạnh họ.

+ Động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để họ phát huy khả năng.

3. Phê phán:

Có một bộ phận không nhỏ (nhất là thanh niên) sống không có nghị lực, ý chí, ước mơ hoài bão. Họ lãng phí tuổi trẻ với những tháng ngày sống vô vị. Những người như thế thật đáng chê trách.

4. Liên hệ bản thân và rút ra bài học

– Sống cần phải có ý chí và nghị lực vươn lên chiến thắng nghịch cảnh. Không bao giờ chịu đầu hàng trước số phận.

– Wilma Rudolph là một minh chứng hùng hồn: “Chỉ cần có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn đến thành công”.

Nghị luận: Chỉ cần có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn đến thành công

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang