“Nhiệm vụ của con người là vứt bỏ đi những cái thừa để mở đường vào tương lai chứ không phải là giữ lại những cái của quá khứ” (Nguyễn Trần Bạt, “Văn hóa và con người, tập tiểu luận”).
Hãy phát biểu suy nghĩ của anh( chị ) về ý kiến trên.
1. Giải thích:
– “Quá khứ”: là thời gian đã qua. Quá khứ không đồng nhất với truyền thống. Quá khứ tích lũy cả những giá trị và những phản giá trị.
– “Những cái thừa”, theo ý kiến trên, chính là những cái lạc hậu, phản giá trị.
– Nếu chúng ta không biết vứt bỏ những cái thừa thì những cái thừa ấy sẽ trở thành gánh nặng, sức cản đối với sự tiến bộ và hành trình đi tới tương lai
⇒ Câu nói đề cập đến nhận thức ,thái độ, cách ứng xử của con người đối với những gì thuộc về quá khứ và ý nghĩa của nó đối với tương lai.
2. Bình luận:
– Nói nhiệm vụ của con người là vứt bỏ những cái thừa là đúng. Bởi đó là đòi hỏi có tính khách quan, không thể không giải quyết và không thể kéo dài. Không biết vứt bỏ những cái thừa thì không thể bước chân vào tương lai, không có tương lai.
– Vứt bỏ những cái thừa cũng là để mở đường cho những cái mới, cái tiến bộ ra đời. Đó là nhiệm vụ không hề đơn giản. nó đòi hỏi con người phải có học vấn, lòng dũng cảm, thái độ kiên quyết ,tự tin, cách ứng xử thích hợp…
+ Nói nhiệm vụ của con người không phải là giữ lại những cái của quá khứ, điều đó đồng nghĩa với việc biết vứt bỏ đi những cái thừa. Vì vậy cần tránh hai khuynh hướng cực đoan: luyến tiếc mọi cái thuộc về quá khứ; phủ nhận sạch trơn quá khứ.
– Tuy nhiên cũng cần nhận thức rõ đó không phải là nhiệm vụ, cách thức duy nhất để mở đường vào tương lai.
3. Liên hệ thực tế:
+ Liên hệ với thực tế đời sống xã hội cả cái được và cái chưa được trong việc nhận thức và ứng xử với quá khứ.
+ Liên hệ với nhiệm vụ của thanh niên học sinh để rút ra bài học thực tiễn trong nhận thức ,cách ứng xử đúng đắn đối với quá khứ.