Trình bày cách đọc sách hiệu quả nhất.
- Mở bài:
“Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời”. Đọc sách, báo là cần thiết, có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao trình độ, tự hoàn thiện bản thân. Song không phải ai đọc sách cũng thu được kết quả như mong muôn. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đọc sách, cần phải có phương pháp và kĩ năng đọc. Nhưng phương pháp và kĩ năng đọc do kết quả học tập, rèn luyện và kinh nghiệm rút ra của từng người từ thực tế mà hình thành nên. Nếu tự bản thân mỗi người cô gắng và luyện tập thì sẽ đọc tốt, thu được nhiều kết quả.
- Thân bài:
Sách là sản phẩm tinh thần của con người; là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Sách là công cụ ghi chép lại những hiểu biết tri thức của con người về mọi lĩnh vực như cuộc sống, con người, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên. Vậy đọc sách là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Cho nên: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại”.
Đọc sách quan trọng như vậy, nhưng muốn có hiệu quả thì cần có phương pháp đọc sách. Trước hết, cần xác định mục đích rõ ràng khi đọc sách. Không có mục đích thì việc đọc là vô ích bởi phương pháp đọc tuỳ thuộc vào mục đích, và hoàn toàn do mục đích quy định. Bạn cần phải biết mình đọc sách để làm gì, tiếp đến là cần đọc những gì và cuối cùng là đọc như thế nào. Có như vậy, bạn mới có động lực đọc sách và không thấy một mỏi hay chán nản.
- Suy nghĩ về văn hóa đọc sách của giới trẻ ngày nay
- Nghị luận: Lợi ích của việc đọc sách đối với mỗi con người
- Chứng minh: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới” (M. Gorki)
Hãy lựa chọn sách mà đọc. Hãy đọc những gì mình cần chứ đừng đọc hết những gì mình có. Tất nhiên là lựa chọn sách phù hợp với lứa tuổi, sở thích của mình. Hãy tránh xa nhưng quyển sách xấu. Sách xấu cũng giống như một người bạn xấu, sớm muộn gì cũng lan nhiễm thói xấu đến mình.
Để đọc thành công một quyển sách, bạn cần phải kiên trì. Trước hết, hãy đọc trang đầu và em kĩ phần mục lục sách để biết nội dung sơ lược của quyển sách ấy. Việc này rất quan trọng, nó giúp bạn đưa ra quyết định là đọc tiếp hay dừng lại. Nếu bạn quyết định đọc tiếp thì hãy xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu: ta đọc giới thiệu hay tựa để biết cuốn sách đề cập đến vấn đề gì, đối tượng nào sử dụng cuốn sách có ích hơn cả và phương pháp đọc có hiệu quả.
Đừng đọc vội vã, hãy xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách. Mục đích của việc xem lời kết luận và tóm tắt của cuốn sách là để thấy rõ nội dung cô đọng nhất, những kết luận chính và sự khẳng định của tác giả đối với những vấn đề đã trình bày. Sau khi đã có được thông tin về nội dung và mục đích cuốn sách, ta sẽ trực tiếp tìm hiểu vào nội dung bằng cách đọc qua một số đoạn, phát hiện những đoạn lí thú, có giá trị.
Để lĩnh hội được những tri thức cần thiết, đạt được mục đích đọc sách, ta cần phải đi sâu nghiên cứu cuốn sách. Công việc này đòi hỏi bạn phải có kĩ thuật đọc. Đọc lướt qua nhằm khái quát những khái niệm ban đầu và nội dung của nó trong cuốn sách. Đọc có trọng điểm (hay đọc từng phần): là cách đọc từng đoạn, từng phần đã được lựa chọn từ trước nhằm tập trung sức lực và thời gian cho những nội dung cần thiết, cho một công việc đã được chuẩn bị. Đọc toàn bộ nhằm khái quát toàn bộ cuốn sách chứ không đi sâu vào những nội dung cụ thể. Đây là cách đọc quan trọng nhất, cần thiết nhất trong quá trình tự học để lĩnh hội đầy đủ nội dung cuốn sách.
Mỗi cách đọc sách trên đây có thế đáp ứng cho những mục đích đọc và loại sách khác nhau. V. I. Lênin đã khuyên chúng ta: “Sau lần đạc đầu tiên phải ghi lại những chỗ chưa hiểu hoặc chưa rõ ràng để trở lại đọc lần thứ hai, lần thứ ba, thứ tư,…”. Nghĩa là cần đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm kĩ càng chứ đừng đọc qua loa, đại khái. Đọc vội vã tuy đọc được nhiều nhưng kiến thức đọng lại chẳng bao nhiêu, chỉ làm tốn thời gian và sức lực mà thôi.
Hãy tập trung chú ý cao độ khi đọc sách. Đây là việc khó, đòi hỏi một sự say mê, có nghị lực và mục đích thật rõ ràng. Cố gắng không để những công việc khác, những tác động bên ngoài làm xao nhãng quà trình tư duy trong khi đọc.
Ngoài ra, ta cần phải tích cực tư duy khi đọc. Đọc có tư duy tích cực là qua đó phải rút ra xem ta học được diều gì từ nội dung cuốn sách, bổ sung hiểu biết gì, kinh nghiệm gì cho bản thân, cần tránh lối đọc một chiều, lười suy nghĩ, lười ghi chép; đọc thụ động, chấp nhận tất cả, học thuộc máy móc.
Việc đọc sách có hiệu quả thể hiện ở kết quả ghi chép. Đọc sách không thể thiếu ghi chép. Ý nghĩ không được ghi chép lại chỉ là một kho báu bị giấu biệt. Sách làm cho tâm hồn con người thêm phong phú, tạo khả năng, con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn. Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc 10 lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách.
- Kết bài:
Đọc sách rất quan trọng vì nó mang lại những lợi ích thiết thực và rất to lớn cho con người. Sách giúp cho học sinh chúng ta nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tình cảm, ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy hằng mây nghìn năm để rèn luyện bản thân, để “nên người, học giỏi” đúng như lời nhận định của M. Ancost: “Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hi vọng, khép lại thì đem đến điều hữu ích.” Thế nhưng, để có được kết quả đó, đòi hỏi mỗi học sinh phải đọc sách đúng cách.
- Trình bày những lợi ích của việc đọc sách
- Nghị luận: “Đọc sách cốt không phải ở số lượng mà cốt ở tinh túy”
- Nghị luận: Tầm quan trọng của sách và ý nghĩa việc đọc sách theo Chu Quang Tiềm
- Trình bày vai trò của sách và cách đọc sách đúng đắn qua câu nói của M.Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn tri thức…”