Hãy biết tha thứ và đừng đổ lỗi cho người khác.
Khi đổ lỗi cho người khác, bạn đã tự đánh mất sứcn mạnh bản thân, vì lúc đó người khác sẽ điều khiển cảm xúc của bạn. Trong cuộc sống, bạn có thể gặp những người có cách cư xử khiến bạn khó chịu. Tuy nhiên, họ không thể nào can thiệp vào điều khiển những “trung tâm” cảm xúc trong tâm trí bạn. Hãy làm chủ cảm xúc của bản thân và kiểm soát những phản ứng của riêng mình. Nói cách khác, hãy học cách chọn lựa cảm xúc một cách có ý thức thay vì phản ứng đơn thuần theo bản năng.
Với nhiều người, tha thứ là một khái niệm lắt léo và khó hiểu nhưng hãy hiểu rằng tha thứ khác với chấp nhận. Tha thứ cho một ai đó không có nghĩa là bạn bỏ qua những hành vi của họ. Hành động tha thứ chỉ diễn ra trong tâm trí của bạn. Đó không phải là một hành động cụ thể mà người khác có thể nhìn thấy. Nếu thật sự tha thứ, bạn sẽ không còn cảm thấy đau khổ. Tha thứ đơn giản chỉ là một biểu hiện của sự giải thoát bản thân khỏi những suy nghĩ tiêu cực trước đây.
Tha thứ cũng không có nghĩa là cho phép người khác tiếp tục đối xử không tốt hay làm tổn thương bạn. Đôi khi tha thứ cũng có nghĩa là bạn không nghĩ đến điều đó nữa. Bạn tha thứ cho một người và đồng thời cũng làm người đó cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Xác định vị trí của mình và thiết lập giới hạn an toàn không chỉ là điều tốt cho bản thân mà còn cho người khác nữa.
Dù bạn có lý do để cay đắng, căn giận người khác, thì bạn cũng không nên kéo dài cảm giác ấy mãi. Bạn có quyền chọn lựa, hoặc là thù hận để tiếp tục khổ đau, hoặc cho bản thân cơ hội tha thứ những điều đã xảy ra, để mọi thứ đi vào quên lãng và bắt đầu tạo dựng một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Bạn hoàn toàn có quyền tự do chọn lựa bất kỳ điều gì trong cuộc sống theo những gì mình mong muốn – vì bạn có quyền chọn lựa như vậy.
(Theo “Tin vào chính mình”, Louise L. Hay)
Xem thêm:
- Suy nghĩ về hiện tượng đổ lỗi cho người khác trong xã hội ngày nay
- Nghị luận: Nên tha thứ cho kẻ khác nhưng đừng bao giờ tha thứ cho chính mình.