ngu-van-6-van-ban-co-to-nguyen-tuan

Đọc hiểu văn bản: “Cô Tô” (Nguyễn Tuân)

Đọc hiểu văn bản:
Cô Tô
(Nguyễn Tuân).

I. Đọc – hiểu chú thích:

1. Tác giả: Nguyễn Tuân.

– Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê: làng Mọc – Nhân Chính – Từ Liêm – Hà Nội.

– Nhà văn nổi tiếng, sở trường về thể tùy bút và kí.

– Phong cách độc đáo, vốn ngôn từ giàu có, điêu luyện.

– Được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 1996.

– Trang văn của Nguyễn tuân tài hoa, uyên bác, am hiểu nhiều ngành nghệ thuật: hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, sân khấu … đều được vận dụng vào văn chương.

– Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân: “Vang bóng một thời”, “Tùy bút I’, “II’; “Chiếc lư đồng mắt cua”, “Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”….

⇒ Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Ông viết văn muộn nhưng nhanh chóng nổi tiếng, có sở trường về bút kí, tuỳ bút với lời văn điêu luyện, giàu ngôn ngữ. Ông từng làm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam ( 1948- 1958). Nguyễn Tuân là nhà văn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, nó gắn liền với vốn văn hóa cổ truyền dân tộc, ông yêu tiếng mẹ đẻ, yêu kiệt tác văn chương cổ điển, yêu âm nhạc dân tộc, yêu thiên nhiên đất nước …

2. Tác phẩm:

– Xuất xứ: Phần cuối của bài kí “Cô Tô”.

– Thể loại: kí.

– Đại ý: Văn bản miêu tả cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên quần đảo Cô Tô

– Bố cục: Chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: toàn cảnh đảo Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đã đi qua

+ Đoạn 2: cảnh mặt trơi mọc trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô, 1 thắng cảnh tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp.

+ Đoạn 3: cảnh sinh hoạt buổi sáng sớm trên đảo bên một cái giếng nước ngọt và hình ảnh những người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi.

⇒ Mỗi đoạn tập trung vào một cảnh thiên nhiên hoặc sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp tươi sáng, phong phú, độc đáo của thiên nhiên và cuộc sống ở một vùng hải đảo trong vịnh Bắc Bộ được cảm nhận bằng tài năng và tâm hồn tinh tế của nhà văn Nguyễn Tuân.

II. Đọc – Hiểu văn bản:

1. Vẻ đẹp trên đảo Cô Tô sau trận bão:

+ Từ ngữ: tươi sáng, trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn.

+ Hình ảnh: cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vang giòn hơn nữa.

– Sử dụng hàng loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng; hình ảnh miêu tả được lựa chọn để làm nổi bật cảnh sắc rất tiêu biểu của một vùng biển và đảo: bầu trời, cây, nước biển, cát.

– Ở nóc đồn – điểm cao nơi đóng quân của bộ đội. nghệ thuật miêu tả giúp người đọc hình dung khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng của vùng đảo Cô Tô

→ Tính từ gợi màu sắc, ẩn dụ. Bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng, phóng khoáng và lộng lẫy. Đó quả thực là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ. Cảnh được đặt trong một khung cảnh rộng lớn, bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi.

2. Cảnh mặt trời mọc trên biển:

* Từ ngữ:

– Hình dáng: tròn trĩnh, phúc hậu → lựa chọn những sự vật có hình dáng đầy đặn, bắt mắt.

– Màu sắc: màu hồng, màu bạc → màu sáng chủ đạo của tranh sơn mài.

* Hình ảnh:

– Chọn hình ảnh đẹp để làm bức phông cho vầng thái dương xuất hiện (Sau trận bão … hết bụi).

– Hình ảnh so sánh “Tròn trĩnh … đầy đặn” vừa thực vừa mơ đạt hiệu quả gợi hình, gợi cảm cao (thực vì qua làn hơi nước có thể thấy sự tròn trĩnh và không bị chói mắt của mặt trời; mơ vì đó là kết quả của óc quan sát kết hợp với sự liên tưởng, tưởng tượng của Nguyễn Tuân)

– Hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng độc đáo “Quả trứng … hửng hồng”.

– Hình ảnh so sánh “Y như… biển Đông” mang tính chất trang trọng, uy nghi và hướng đến con người.

– Vài chiếc nhạn, chim hải âu làm cho bức tranh sống động, có sức sống.

– Quan sát tinh tế, ngon ngữ chính xác và độc đáo, lựa chọn hình ảnh đẹp và lộng lẫy.

→ Hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ → Rực rỡ, lộng lẫy ⇒ Bức tranh mặt trời mọc: Nguy nga, tráng lệ, rực rỡ.

3. Cảnh sinh hoạt và lao động của con người trên đảo Cô Tô

– Thời gian: buổi sáng

– Địa điểm: quanh giếng nước ngọt

Cảnh sinh hoạt:
+ Người tắm quanh giếng

+ Gánh nước và múc nước nhộn nhịp

Cảnh lao động:

+ Thuyền mở nắp sạp chứa nước ngọt, chuẩn bị ra khơi

+ Anh hùng Châu Hòa Mãn quẩy nước, chị Châu Hòa Mãn địu con

Hình ảnh so sánh độc đáo:

+ Cái sinh hoạt… đất liền

+ Chị Hòa Mãn địu con…như biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành ⇒ Cảnh lao động và sinh hoạt vừa khẩn trương, tấp nập, lại thanh bình.

– Tác giả chọn cái giếng nước ngọt ở giữa đảo vì sự sống cho một ngày mới bắt đầu nơi đây.

+ Người đến gánh, múc.

+ Thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào.

+ Thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng

+ Anh hùng Châu Hòa Mãn quẩy nước

+ Chị Châu Hòa Mãn địu con như … biển cả là người mẹ hiền.

→ So sánh, điệp từ: Bức tranh lao động mang nét đẹp của một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc trong sự giản dị và thanh bình.

III. Tổng kết

1. Giá trị nội dung:

– Cảnh thiên nhiên trong sáng, tươi đẹp. Cảnh sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô.

– Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.

2. Giá trị nghệ thuật:

– Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.

– Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.

– Ngôn ngữ: điêu luyện. Miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh, cảm xúc.

III. Ghi nhớ. SGK

IV. Luyện tập.

2 bình luận trong “Đọc hiểu văn bản: “Cô Tô” (Nguyễn Tuân)”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang