Đọc hiểu văn bản: “Lòng yêu nước” (I-li-a Ê-ren-bua)

ngu-van-6-van-ban-long-yeu-nuoc-i-li-a-e-ren-bua

Đọc hiểu văn bản: “Lòng yêu nước” (I-li-a Ê-ren-bua)

I. Đọc hiểu chú thích:

1. Tác giả: I-li-a Ê-ren-bua.

– I-li-a Ê-ren-bua (1891 – 1962) nhà văn, nhà báo Nga nổi tiếng.

2. Tác phẩm:

– Xuất xứ: Trích bài báo Thử lửa viết tháng 6/1942 trong thời kì gay go;

– Thể loại: bút kí, chính luận

– Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả

– Đại ý: Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường, gần gũi, từ tình yêu gia đình, quê hương. Lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

– Bố cục: 2 phần

II. Đọc – hiểu văn bản.

1. Cội nguồn của lòng yêu nước.

– Bắt đầu từ những vật tầm thường nhất.

– Biểu hiện:

+ Người vùng Bắc Phía Tây Làng quê xứ U-Crai na Thủ đô Max- cơ -va ..

+ Cây mọc là là, tảng đá sáng rực, suối óng ánh bạc, rượu vang, sương mù…

→ Vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, riêng biệt độc đáo. Ở mỗi nơi, tác giả chọn miêu tả vài hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp riêng biệt độc đáo của nơi đó. Hình ảnh chỉ được miêu tả qua nỗi nhớ những vẫn làm nổi rõ được vẻ đẹp riêng và thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của con người.

– Điệp ngữ, so sánh, lập luận chặt chẽ khái quát đến cụ thể, trừu tượng…

→ Lòng yêu nước bắt nguồn từ con người, thiên nhiên, đất trời Biểu tượng tinh thần vinh quang của dân tộc Nga.

Bàn luận:

– Đoạn văn tập trung lí giải ngọn nguồn lòng yêu nước. Câu mở đầu là nhận định rút ra từ thực tiễn. Tiếp theo, tác giả nói đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể: chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ đẹp riêng và quen thuộc của quê hương qua những hình ảnh đặc sắc thể hiện nét đẹp riêng của mỗi vùng trên đất nước Xô Viết. Cuối cùng khái quát một quy luật, một chấn lí “Dòng suối đổ … lòng yêu Tổ quốc”.

– Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường nhất. Khi có chiến tranh con người mới nhận ra vẻ đẹp của quê hương vì lúc ấy họ nhớ đến quê hương không phải là nhớ tất cả mà là nhớ đến những gì thanh tú của quê hương như Chế Lan Viên đã nói: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”.

2. Cảm nhận về lòng yêu nước trong chiến tranh.

– Đem nó vào lửa đạn gay go thử thách.

– Mất nước Nga thì ta cón sống làm gì nữa.

Lòng yêu nước cao nhất là tinh thần bảo vệ tổ quốc chống giặc ngoại xâm.

Bàn luận: Đó là cuộc chiến tranh Vệ quốc một mất một còn. Lúc ấy, cuộc sống và số phận của mỗi người gắn làm một với số phận của Tổ quốc và lòng yêu nước của người dân Xô Viết được thể hiện với tất cả sức mạnh của nó.

III. Tổng kết.

1. Giá trị nội dung:

– Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất nơi nhà, xóm, phố, quê hương. Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đó là bài học thấm thía mà nhà văn I-li-a Ê-ren-bua truyền tới.

2. Giá trị nghệ thuật:

– Miêu tả : tinh tế, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu

– Biểu hiện cảm xúc tha thiết, sôi nổi và suy nghĩ sâu sắc

– Lập luận lô-gíc và chặt chẽ

* Ghi nhớ SGK/109.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.