Nguồn gốc của thuật ngữ Thi trung hữu họa.

Nguồn gốc của thuật ngữ Thi trung hữu họa.

THI TRUNG HỮU HỌA (诗中有画) (Trong thơ có họa) là thuật ngữ trong lý luận thơ ca. Thuật ngữ này xuất phát từ lời bình của Tô Thức khi bàn về thơ của Vương Duy: “Thưởng thức thơ của Ma Cật (tức Vương Duy) thấy trong thơ có họa. Ngắm tranh của Ma Cật thấy trong họa có thơ” (“Thư Ma Cật lam điền yên vũ đồ”).

Thơ ca là nghệ thuật ngôn từ. Hội họa là nghệ thuật tạo hình bằng màu sắc. Môi giới sử dụng của hai loại khác nhau, đặc trưng nghệ thuật cũng khác nhau, song có chỗ giống nhau là cả hai đều “truyền thần, tả ý”. Thơ ca cổ điển Trung Quốc coi trọng cảnh giới. Hội họa thì coi trọng tả ý. Tả ý có nghĩa là không chỉ miêu tả cái thần của đối tượng khách quan, mà còn phải dùng bút vẽ truyền đạt được tư tưởng, tình cảm và hứng thú nghệ thuật của tác giả. Chính ở điểm này mà nghệ thuật họa và thơ tương thông với nhau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang