nha-nho-nho-gia

Nhà Nho (Nho gia)

Nhà Nho (Nho gia)

Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Nho giáo, Nho gia (đạo Nho) là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán tự từ “Nho” gồm từ “Nhân” (người) đứng gần chữ “Nhu”. Nho gia còn được gọi là nhà Nho người đã học sách thánh hiền, có thể dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý,… Nhìn chung nhà Nho (Nho gia) là một danh hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa, bậc tôn quý.

Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho, đạo nhân hay đạo Khổng (Nhơn đạo) là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng.

Nho giáo độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Từ thế kỷ thứ IV, Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho, Nho sĩ, Nho sinh hay Nho gia.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang