nghi-luan-van-hoc-la-nhan-hoc-678

Đọc hiểu văn bản: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người lớp 7

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

I. Giới thiệu:

Cùng với tình cảm gia đình, thì tình yêu quê hương, đất nước, con người cũng là chủ đề lớn của ca dao, dân ca, xuyên thấm trong nhiều câu hát. Những bài ca dao thuộc chủ đề này rất đa dạng, có những cách diễn tả riêng, nhiều bài thể hiện rất rõ màu sắc địa phương. Đằng sau những câu hát đối đáp, lời mời, những bức tranh phong cảnh của vùng miền là tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc đối với quê hương, đất nước, con người

II. Thế nào là cao dao, dân ca?

Ca dao dân ca diễn tả đời sống tâm hồn, tình cảm của một số kiểu nhân vật trữ tình: người mẹ, người vợ, người chồng, người con, … trong gia đình, chàng trai cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, … người dân thường, người vợ, người phụ nữ trong quan hệ xã hội.

III. Tìm hiểu văn bản.

* Bài 1:

– Ở đâu năm cửa nàng ơi?
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục, bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?…

– Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục bên trong,
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.

Nội dung:

– Hình thức: hát đối đáp.

– Đối tượng: chàng trai và cô gái.

– Những cô gái, chàng trai dùng những địa danh để hỏi, đáp trước hết để thử tài nhau, đo độ hiểu biết về lịch sử, địa lí, đồng thời để thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào về quê hương, đất nước.

– Cả chàng trai, cô gái điều là những người lịch lãm, tế nhị. Qua lời hỏi và đáp, chàng trai và cô gái đã bày tỏ niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương, đất nước.

Nghệ thuật:

– Lối hát giao duyên mềm mại, trữ tình.

– Thể thơ lục bát uyển chuyển, ohuf hợp với tiếng hát của con người.

* Bài 4: 

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, 
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. 
Thân em như chẽn lúa đòng đòng, 
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Nội dung:

– Đây là lời của cô gái tự nói về bản thân mình. Dòng thơ kéo dài 12 tiếng để gợi sự dài, rộng và to lớn cánh đồng.

– Cô gái tự so sánh mình như chẽn lúa đòng đòng có sự tương đồng ở nét trẻ trung, phơi phới và sức sống đang xuân. Cô gái ấy mảnh mai, bé nhỏ nhưng không bị cánh đồng che lấp.

– Cũng có thể hiểu bài ca dao là lời của chàng trai ngợi ca cánh đồng, ngợi ca vẻ đẹp của cô gái. Qua đó bày tỏ tình cảm của mình một cách tế nhị.

Nghệ thuật:

– Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp; giọng điệu tha thiết, tự hào.
– Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể, …

  • Ghi nhớ Sgk/40).

IV.  Luyện tập.

* Bài tập 1/40: Thể thơ trong các bài: Thể lục bát biến thể. Bài 1 – Thể thơ tự do

* Bài tập 2/40: Tình cảm chung thể hiện trong các bài ca dao này là tình yêu quê hương, đất nước, con người.

1. Tìm những bài ca dao có từ “rủ nhau”.
2. Tìm những bài ca dao bắt đầu bằng từ “Thân em”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang