nhung-thay-doi-cua-nhan-vat-chi-pheo-tu-khi-gap-thi-no

Phân tích những thay đổi của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp thị Nở

Phân tích sự thay đổi của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp thị Nở trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Từ đó bày tỏ suy nghĩ của em về tình yêu giữa Chí Phèo – thị Nở và liên hệ với tình yêu trong xã hội ngày nay.


Dàn bài gợi ý:

  • Mở bài:

Có thể nói, trong nghệ thuật viết truyện ngắn, Nam Cao là một bậc thầy khó có nhà văn nào sánh kịp. Sở hữu một vốn ngôn từ phong phú, cách viết lạnh lùng, cấu trúc tác phẩm chặt chẽ, Nam Cao đã lặng lẽ làm nên kiệt tác Chí Phèo. ở tác phẩm này, ông đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm của nhân vật, khơi bừng những ẩn khuất mà bằng mắt không thể thấy được. Đoạn miêu tả dòng chảy tâm trạng của Chí Phèo sau đêm ăn nằm với thị Nở khiến ta không khỏi kinh ngạc về tài năng dựng chuyện và khắc họa tâm lí của nhà văn.

  • Thân bài:

1. Cuộc đời Chí Phèo trước khi gặp thị Nở:

Từ một nông dân lương thiện, chỉ vì một cơn ghen vô cớ của Bá Kiến nên Chí bị đẩy vào tù. Ở tù ra, Chí Phèo biến dạng và triền miên trong say sưa, tội lỗi. Fiờ đây, không ai còn nhận ra Chí Phèo đã từng là một con người đàng hoàng nữa. Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Hắn biến dạng về nhân hình, người ta nhìn hắn như một con vật lạ.

Không chỉ ở ngoại hình, tâm tính của Chí cũng bị hủy hoại đến đáng sợ. Chí ngày xưa hiền lành như cục đất, ai nói gì cũng nghe, ai bảo gì cũng làm. Giờ đây, Chí đã bị mua chuộc, trở thành tay sai, nô lệ, trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, gieo tang tóc cho người khác à bị chà đạp, cướp đi nhân tính. Chí muốn tồn tại trong xã hội đầy nghiệt ngã kia phải gây ra cảnh đổ máu: một là đổ máu chính mình bằng cách rạch mặt ăn vạ, hai là đổ máu người khác bằng cách kiếm chuyện gây gổ.

Nhà tù Thực dâ tiếp tay cho lão cường hào ác bá nhào nặn ra Chí của ngày hôm nay. Chúng cướp đi của Chí nhân hình lẫn nhân tính, để Chí trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại. Giờ đây, những quyền hạn nhỏ nhoi của một con người bình thường mà Chí cũng không có, huống gì nói tới những chuyện to tát hơn. Giữa dòng đời mênh mông nghiệt ngã, Chí Phèo như một con người tội nghiệp, bé nhỏ, bơ vơ “không áo cơm cù bấc cù bơ”. Chí lạc vào rượu. rượu giúp Chí không nhận ra hắn là Chí nữa. Rồi hắn chửi, chửi tất cả. Tiếng chửi của Chí Phèo to tát khiến hắn không còn nghe lời chê bai, miệt thị của người khác nữa. Hắn chìm lấp trong bóng tối cuộc đời và mãi mãi làng thang trong miền vô tưởng.

2. Chí Phèo từ khi gặp thị Nở:

Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và thị Nở bất ngờ, khá đặc biệt. Lúc đầu chỉ là chuyện bản năng của một gã đàn ông say rượu nhưng về sau đã khơi lên ở Chí Phèo những cảm xúc rất người, từ đó khao khát hoàn lương. Cứ tưởng Chí sẽ mãi sống kiếp thú vật rồi chết bờ chết bụi ở cái xó nào đấy. Nhưng không, bằn tài năng và con tim của mình, Nam Cao đã để cho Chí trở về với kiếp người một cách tự nhiên.

Sau lần “ăn nằm” với Chí, tức là sau cái hành động tạo hóa đầy màu nhiệm này, cả Thị Nở lẫn Chí đều được thay đổi. Lần đầu tiên, sau bao năm không còn ý thức được bản than, giờ đây Chí thấy lòng bâng khuâng, mơ hồ buồn. Lần đầu tiên, sau bao nhiêu năm tháng chìm trong cơn say bất tận, đây là giây phút Chí hoàn toàn tỉnh táo : lắng nghe tiếng âm thanh bình thường của cuộc sống, tiếng chim hót, tiếng anh thuyền chài khua mái chèo đuổi cá, tiếng người nói chuyện … những âm thanh này có sức vang động sâu xa trong lòng Chí – tiếng đời đang dội vang thiết tha trong tâm hồn một con quỷ dữ.

Lần đầu tiên, Chí nhìn lại cuộc đời mình, những mơ ước từ xa xưa “hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ : chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chúng bỏ một con lợn nuôi làm vốn tiếng” vọng tiếng về làm cho thực tại càng đáng buồn hơn vì “hắn chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ” và cảm thấy buồn, lo sợ khi nghĩ đến tuổi già, sự cô độc, đói rét, ốm đau. Một trận ốm làm biến đổi cả sinh lý lẫn tâm lý. Lần đầu tiên Chí thoát khỏi cơn say, đối diện với chính mình và nhận ra tình trạng bi đát của bản thân”.

Đúng lúc Chí Phèo đang “vẩn vơ nghĩ mãi” thì thị Nở mang “bát cháo hành còn nóng nguyên” vào. Việc làm này của thị khiến hắn hết sức ngạc nhiên và xúc động đến mức trào nước mắt. Bởi vì một lẽ đơn giản, đây là lần thứ nhất trên đời “hắn được được một người đàn bà cho”. Hắn thấy cháo hành của thị thơm ngon lạ lùng, làm người nhẹ nhõm.

Thì ra đối với Chí, bát cháo hành của Thị Nở không phải là bát cháo bình thường, mà trong đó hàm chứa cả tình yêu thương chân thành của thị dành cho hắn. Và như vậy, cũng có nghĩa hàm chứa cả hạnh phúc lứa đôi mà lần đầu tiên Chí có được. Bát cháo hành của Thị Nở như một liều tiên dược không chỉ giải cảm cho thân thể Chí mà còn giải đọc cho tâm hồn Chí, đánh thức bản tính con người trong trái tim một con quỹ dữ, mong muốn chấm dứt đoạn đời thú vật.

Chí Phèo khao khát làm người lương thiện: Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao”. Chí Phèo mong đợi được thu nhận lại xã hội “bằng phẳng, than thiện của những người lưng thiện”, và thị Nở sẽ mở đường cho hắn, là cầu nối để hắn trở lại với đời.

3. Chí Phèo sau cuộc tình với thị Nở.

Chí Phèo cố níu kéo thị Nở nhưng không được là khao khát làm người lương thiện lớn lao đến chừng nào. Đau đớn, Chí lại uống rượu nhưng “càng uống càng tỉnh ra”, “tỉnh ra, chao ôi buồn!” : “Hắn ôm mặt khóc rưng rức” và “thoang thoảng thấy hơi cháo hành”. Bi kịch tinh thần sinh ra là con người, nhưng lại không được làm người. Càng uống càng tỉnh, càng ý thức rõ được sự bi đát của bản than. Trong cơn say, Chí càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi của mình cả bộ mặt và linh hồn con người.

Tuyệt vọng, Chí cầm dao đi đòi quyền lương thiện theo cách của mình. Thay vì đến nhà thị Nở, Chí lại đến nhà Bá Kiến, giết hắn rồi tự kết liễu sau một loạt câu hỏi tỉnh táo trong giờ phút đau khổ nhất đời mình : “Tao muốn làm người lương thiện”, “Ai cho tao lương thiện?”, “Tao không thể làm người lương thiện nữa”. Chí Phèo chết bi thảm trong niềm khao khát làm người lương thiện nhưng không thể trở lại cuộc sống con người. Giết Bá Kiến không phải phản ứng của một kẻ say rượu mà chính vì mối thù hằn từ lâu trong Chí giờ đây đã bùng cháy.

Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về với xã hội loài người. Cái chết chứng tỏ niềm khao khát sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng. Cái chết của Chì Phèo chính là bằng chứng đanh thép và chân thực tố cáo xã hội vô nhân đạo, đểu cán đẩy những người lương thiện như y vào con đường tội lỗi và cuối cùng phải lấy cái chết như một sự giải thoát.

Với truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã trình diễn tài năng viết truyện ngắn bậc thầy của mình. Ông tập trung khắc họa cá tính bằng những chi tiết đầy ấn tượng. Bá Kiến gian hung với nụ cười Tảo Tháo, giọng nói ngọt nhạt, giọng quát rất sang, Chí Phèo với ngoại hình đặc biệt biệt gây ấn tượng về sự lưu manh hóa, thị Nở xấu xí ở ngoại hình đến “ma chê quỷ hờn”, có trái tim nhân hâu, bất thường về tâm lí. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn cũng đạt đến độ điêu luyện. Ông dùng độc thoại nội tâm để nêu bật những toan tính của Bá Kiến, những dằn vặt, xót xa của Chí Phèo. Nam Cao thật sắc sảo, tinh tế khi phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.

Trong nghệ thuật dựng truyện, Nam Cao tỏ ra già dặn. Ông tổ chức, sắp xếp, dẫn dắt truyện độc đáo, khéo léo, tự nhiên. Truyện kể linh hoạch, không theo thứ tự thời gian một chiều. Sử dụng kết cấu vòng tròn gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc. Nghệ thuật dùng ngôn từ mang đậm cá tính. Ngôn từ sống động, tự nhiên, phù hợp cá tính riêng của từng nhân vật. Lại có thêm kiểu ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa, độc thoại nội tâm kết hợp khéo léo với văn tự sự tạo hiệu quả cho việc đi sâu phân tích tâm lí nhân vật.

4. Suy nghĩ về tình yêu giữa Chí phèo – thị Nở và liên hệ với tình yêu của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay:

Tình yêu giữa Chí Phèo và thị Nở là tình yêu mộc mạc, chân thành, nguyên thủy. Đó là một tình yêu vô tư, không vụ lợi, đúng nghĩa với bản chất của tình yêu loài người.

Tình yêu mang tính bản năng có thể là một sai lầm nhưng trong tác phẩm, nó có sức mạnh làm thay đổi nhân vật. Có thể thấy, Chí phèo hoàn toàn bản năng và thị Nở cũng hòa toàn bản năng. Ở thị Nở, có một chút gì đó níu kéo của đạo đức và luân lí nhưng hết sức mờ nhạt. Cảm xúc tình yêu rỉ ra từ những trái tim vốn đã khô héo, không còn hi vọng và khát vọng gia đình. Sau cái đêm định mệnh ấy, cả Chí Phèo và thị Nở đều có sự thay đổ lớn. Chí Phèo thấy cuộc đời tươi đẹp hơn và khao khát lương thiện còn thị Nở thấy cần phải có trách nhiệm với Chí. Thế nhưng chút tình yêu thương của Thị Nở không đủ mạnh để cứu Chí Phèo. Con đương trở lại làm người của hắn đã bị một trở lực ghê gớm ngăn cản.

Tình yêu trong xã hội ngày nay: Khẳng định có những mối tình trong sáng, đẹp đẽ và đầy cảm động. Có một số mối tình thực dụng, giả dối,…. cần phê phán.

* Rút ra bài học cho bản thân: Phân biệt giữa tình yêu thực dụng và tình yêu chân chính – chọn cho mình một tình yêu đúng đắn.

  • Kết bài:

Tác phẩm Chí Phèo mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người khốn khổ; đồng thời là lời kết tội đanh thép xã hội thực dân – phong kiến đẩy con người vào bi kịch cùng cực, bế tắc, tuyệt vọng. Từ hình tượng nhân vật Chí Phèo, tình yêu giữa Chí Phèo và thị Nở, tác phẩm khẳng định trong sâu thẳm mỗi con người, dù là lưu manh như Chí Phèo hay dở hơi như thị nở cũng đều có những mầm tốt, từ đó nảy nở những cảm xúc chân thực, đáng trân trọng. Đó cũng là phát hiện mới mẻ, đầy tính nhân văn của nam Cao trong cách nhìn con người và cuộc đời. Dù cuộc sống có xấu xí đến thế nào, ông vẫn luôn sẵn một lòng tin tưởng vào bản chất thiện lương của con người.


Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo trong truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để làm nổi rõ bi kịch của nhân vật này.

Hướng dẫn làm bài:

1. Khái quát tác giả, tác phẩm và bi kịch nhân vật:

a. Nam Cao (1915 – 1951) là nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc, vừa mới mẻ, độc đáo. Sáng tác của ông trước Cách mạng xoay quanh hai đề tài chính là trí thức tiểu tư sản và người nông dân cùng khổ. Điều làm ông day dứt đến đau đớn là tình trạng nhân cách con người bị hủy hoại. Là nhà văn có biệt tài phân tích tâm lí, Nam Cao đã khám phá ra những diễn biến nội tâm nhân vật vừa tất yếu, vừa bất ngờ rất thú vị. Qua việc tìm hiểu diễn biến tâm trạng Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời, chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó.

b. “Chí Phèo” là kiệt tác của Nam Cao về đề tài người nông dân và là kết tinh khá đầy đủ cho tài năng của Nam Cao. Tác phẩm đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần của nhân vật chính Chí Phèo. Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch nối tiếp nhau. Thứ nhất, bi kịch bị tha hóa, đầy đọa lăng nhục, từ một con người nông dân lương thiện bị xã hội biến thành một kẻ bất lương, thậm chí thành “con quỷ dữ”. Bi kịch thứ hai là bị từ chối quyền làm người. Đoạn mô tả Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời thuộc bi kịch thứ hai.

2. Phân tích cụ thể diễn biến tâm trạng Chí Phèo.

a. Chí Phèo thức tỉnh.

Bắt đầu là tỉnh rượu. “Sau những cơn say vô tận”, “bây giờ thì hắn tỉnh” sau đêm gặp Thị Nở, Chí Phèo đã sống lại những cảm xúc đầy nhân tính. Hắn cảm nhận được không gian xung quanh với “cái lều ẩm thấp mới chỉ lờ mờ”. Đặc biệt hắn đã cảm nhận được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống quanh mình: “Tiếng cười nói của những người đi chợ; tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”. Những âm thanh bình dị ấy ngày nào chả có, nhưng xưa nay, vì say hắn bị xã hội làm cho “mù điếc cả tâm hồn”, không nghe được. Giờ đây được Thị Nở làm cho tâm hồn hắn sáng tỏ, thì những âm thanh ấy bỗng vọng sâu vào trái tim hắn như tiếng gọi tha thiết của sự sống.

Cùng với sự cảm nhận bức tranh cuộc sống xung quanh, Chí Phèo cũng đã cảm nhận được một cách thấm thía về tình trạng thê thảm của bản thân mình (già nua, cô độc, ốm đau). Đoạn đối thoại của hai người đàn bà đã gợi nhắc cho hắn mơ ước về một gia đình hạnh phúc, bình dị. Nhưng giờ đây, Chí chỉ thấy một thực tại buồn bã, cô đơn: “Chí Phèo dường như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và cô độc, điều này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.

b. Chí Phèo hi vọng.

Chí Phèo ăn bát cháo hành được trao từ bàn tay ấm nóng đầy tình thương của Thị Nở, hắn vô cùng cảm động và thực sự phục sinh tâm hồn. Hắn “rất ngạc nhiên”, “mắt hắn hình như ươn ướt”, bởi vì “đây là lần thứ nhất hắn được người ta cho”. Hắn nhận ra “Trời ơi, cháo mới thơm làm sao!”. Hương vị của bát chào hành hay hương vị của tình yêu chân thành và cảm động, hạnh phúc giản dị và thấm thía lần đầu tiên Chí Phèo được hưởng đã đánh thức nhân tính vùi dập bấy lâu? “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”, mọi người sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng của những con người lương thiện. Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng nhất định sẽ lấy nhau. Câu trả lời của Thị Nở lúc này sẽ quyết định số phận của Chí: được kết nạp lại xã hội loài người hay vĩnh viễn bị đày đọa trong kiếp sống thú vật? Chí Phèo hồi hộp hi vọng.

Thế nhưng, cánh cửa hi vọng vừa hé mở thì đã bị đóng sầm ngay lại. Vì bà cô không cho Thị Nở “đâm đầu” đi lấy “thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Chí Phèo nghĩ ngợi một lát rồi bỗng nhiên “ngẩn người”. Hắn “sửng sốt”. Hắn lôi rượu ra uống. “Nhưng càng uống càng tỉnh ra! Chao ôi! Buồn”. Hắn cứ thoảng lấy hơi cháo hành – hơi của tình yêu hạnh phúc đang sắp tuột khỏi bàn tay cố níu kéo của Chí và “ôm mặt khóc rưng rức”. Đây chính là đỉnh điểm của bi kịch tinh thần trong Chí Phèo.

c. Chí Phèo đau khổ và tuyệt vọng.

Chí Phèo lại xách dao ra đi. Nhưng hắn không rẽ vào nhà Thị Nở như đã dự định ban đầu (đến đâm chết con đĩ Nở và con khọm già kia) mà đến thẳng nhà Bá Kiến. Trong cơn say, hắn càng thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi hình người và hồn người của hắn. Chí Phèo đã vung lưỡi dao căm thù lên giết chết Bá Kiến và quay lại tự kết liễu cuộc đời.

Chí Phèo chết vì không tìm ra lối thoát, vì xã hội không cho hắn sống. Gấp trang sách “Chí Phèo” lại, ta vẫn nghe văng vẳng đâu đây câu hỏi găy gắt đến tuyệt vọng của Chí: “Ai cho tao lương thiện?”. Đó là “Một câu hỏi lớn. Không lời đáp” còn làm day dứt hàng triệu trái tim người đọc: Làm thế nào để được sống cuộc sống con người trong cái xã hội tàn bạo vùi dập nhân tính ấy? Đấy cũng chính là bi kịch lớn nhất ở nhân vật yêu quý này. Tác phẩm kết thúc, Chí Phèo Chết. Nhưng dường như hiện tượng Chí Phèo – hiện tượng hàng vạn người nông dân lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và khi ý thức nhân phẩm trở về thì bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt vẫn chưa chấm dứt.

Chi tiết cái lò gạch bỏ không, vắng người qua lại hiện ra ở cuối tác phẩm khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng, bỗng tưởng tượng ra hình ảnh này đã nói với ta điều gì đó. Kết luận Quá trình diễn biến tâm trạng nói trên của Chí Phèo đã làm nổi rõ bi kịch: “Sinh ra là người mà không được làm người”. Qua đó, Nam Cao đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với khát vọng lương thiện trong con người và sự bế tắc của hiện thực xã hội bấy giờ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang