Tình huống truyện độc đáo trong “Hai đứa trẻ” của Thạch lam
- Mở bài:
Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng. Trong khi các nhà văn khác đi tìm cái xô bồ, nhiễu nhương chứa đầy mau thuẫn của xã hội đương thời thì Thạch Lan lặng lẽ trở về với những gì lặng lẽ, đơn sơ, gần gũi và bình dị nhất, âm thầm nhìn sâu vào những cảnh đời, những số phận tưởng chừng như là không có vấn đề gì. Truyện ngắn Hai đứa trẻ thành công là bởi tình huống truyện nhẹ nhàng mà đầy rung cảm được xây dựng bởi cái nhìn thương cảm và vị tha của nhà văn vốn luôn muốn thấu cảm mọi thứ ở đời.
- Thân bài:
Nếu như cấu tứ, mạch cảm xúc là điểm tựa để người đọc khám phá và tìm hiểu một bài thơ thì tình huống truyện chính là yếu tố tạo những bất ngờ và làm nên nét độc đáo cho câu chuyện. Tình huống truyện là hoàn cảnh bất bình thường mà con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Trong tác phẩm tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm.
Tình huống trong truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là tình huống độc đáo, giàu chất thơ, man mác buồn. Đó là một tình huống bình dị mà sâu xa như đời sống: Cuộc sống nơi phố huyện tất cả đều tàn lụi nhưng có một thứ không tàn: đó là khát vọng được đỏi thay, được sống khác của nhũng cư dàn tội nghiệp song trong phố huyện nghèo. Tuy phải sống một cuộc sống nghèo khố, tối tăm, lay lắt, nhưng đêm nào họ cũng cố thức chờ chuyến tàu từ Hà Nội về, để gửi gắm mơ ước về một cuộc sống tươi sáng hơn.
Tình huống truyện này đã được tạo nên từ những chi tiết về thời gian tàn, không gian tàn, những kiếp đời tàn, những đồ vật tàn…. Thời gian tàn từ chiều tà đi dần vào đêm khuya. Chỉ cần qua một buổi chiều, một lát cát của thời gian, ta có thể cảm nhận mọi buổi chiều trong nhịp sống của phố huyện. “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru…”. Âm điệu câu văn mở đầu chậm rãi như ngân như ru lòng người vào một nỗi niềm bâng khuâng, mơ hồ, tê tái. Câu văn được cất lên qua giọng điệu của Liên, hòa cùng sự ngậm ngùi của tác giả. Đó là một tiếng kêu thảng thốt, một tiếng thở dài não nuột của một tâm hồn già nua trước tuổi.
Thế là một buổi chiều nữa của đời Liên lại về. Đó là khoảnh khắc Liên phải đối mặt và cảm nhận được sâu sắc nhất sự nghèo nàn, ảm đạm của phố huyện. Và để cho không khí tàn lụi đọng thành một ấn tượng đậm nét, nhà văn đã chọn không gian tàn với âm thanh, cảnh vật, màu sắc đều tàn lụi. Trong bức tranh khung cảnh, gợi cảm nhất là chi tiết: “Phương tây đỏ rực như lừa cháy và những áng mảy ánh hồng như hòn than sắp tàn”, cảnh vật như dang lóe sáng lên lần cuối cùng trước khi tàn úa. Hình ảnh mặt trời đỏ ối sắp tắt là biểu tượng của một ngày tàn, là khoảnh khắc hấp hối của vũ trụ, hay là của chính miền quê này?
Về màu sắc, gam màu đen bao trùm cả không gian. Bóng tối là một chi tiết nghệ thuật dày ám ảnh đè nặng lên cảnh vật và con người. Không dưới ba mươi lần hình ảnh bóng tối xuất hiện, như một cái gì hãi hùng đang xâm lấn, luồn lách vào mọi cảnh vật, bủa vây mọi con người. Nó tạo nên không gian đen dặc cho bức tranh phố huyện. Bóng tối trở thành nỗi ám ảnh về một cuộc sống tối tăm, bế tắc, ngao ngán. Đối lập với bóng tối là những chi tiết về ánh sáng. Ánh sáng được miêu tả rất khe khát, hiếm hoi và đơn độc. Đó chỉ là những khe sáng, hột sáng, quầng sáng, vệt sảng, chấm lửa không đủ để soi sáng không gian, mà còn tô đậm thêm bóng đêm đậm đặc, mênh mông của phố huyện.
Nếu như ánh sáng, âm thanh là biểu tượng của sự sống, thì bóng tối, sự tịch mịch là biểu tượng của hư vô, của cái chết. Cuộc sổng hiện tại của chị em Liên là phố huyện ngập chìm trong đêm tối, nghĩa là sự sống đang hụt hơi, hấp hối như một miền dời quên lãng, một vùng đất chết, thiếu vắng sự sống.
Bức tranh phố huyện càng buồn hơn khi nhà văn góp vào cái giờ khắc của ngày tàn một phiên chợ vãn, với những chi tiết tưởng như vu vơ nhưng lại chứa đầy dụng ý của nhà văn. Trên đất chỉ còn lại những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía. Ảm đạm nhất là chi tiết: “Một mùi âm âm bốc lên ”. Đó là mùi của sự tàn rữa, mục nát và tối tăm.
Trung tâm của bức tranh phố huyện là những mảnh đời nhỏ bé, âm thầm trong cuộc sống tối tăm, quấn quanh, bế tắc. Những kiếp đời ấy làm nên gương mặt âm u của phố huyện. Làm nên cuộc sống của họ là những đồ vật tàn: một ngôi quán ọp ẹp, vách dán giấy nhật trình, một cái chõng tre sắp gãy, một manh chiếu rách, chiếc chậu sắt rúm ró,…
Qua bức tranh phố huyện trong cảnh ngày tàn, với thời gian tàn, không gian tàn, kiếp người tàn lụi, tác giả thể hiện tiếng nói xót thương cho những kiếp người bé nhỏ, sống cuộc sống vô danh, vô nghĩa, quẩn quanh. Bao trùm lên bức tranh phố huyện là một vẻ tàn lụi, tăm tối, sự sống dường như đang từng ngày lìa bỏ nơi này. Nhưng có một thứ không tàn, đó là niềm hy vọng của con người về một tương lai tươi sáng hơn: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự song nghèo khổ hằng ngày của họ”. Và khao khát vượt ra khỏi cuộc sống mòn mỏi ấy được thể hiện rất rõ qua tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ.
Thạch Lam tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng đoàn tàu theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ trông của Liên và An. Chúng ta không thể bỏ qua được những chi tiết về đoàn tàu như: ánh sáng rực rỡ, lấp lánh chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện. Ảm thanh náo nhiệt, tưng bừng đối lập với những thanh âm buồn tẻ, đơn điệu của phố huyện. Đoàn tàu đã mang đến một thế giới khác lạ, nó khuấy động không gian phố huyện, làm cho con người nơi đây trong chốc lát quên đi hiện thực tăm tối, để sống với ước mơ.
Nhà văn đã nhìn thấy trong hành động đợi tàu của hai đứa trẻ chứa đựng một khao khát không phải của riêng hai đứa trẻ và không phải của một thời, mà của mọi thời. Đó là khát khao đổi đời, cần phải thay đổi thế giới tăm tối này đi, đem đến một thế giới khác, ở đó ai cũng có quyền được sống trong hy vọng, chứ không phải là tàn đi trong vô vọng.
- Kết bài:
Đúng như nhà văn đã từng phát biểu: “văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Truyện ngắn Hai đứa trẻ rõ ràng là tiếng lòng tha thiết của nhà văn đối với kiếp người, đối với cuộc đời. Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy.