»» Nội dung bài viết:
Phân tích Chí Phèo để chứng minh nhận định: “Điển hình văn học như một người lạ mặt quen biết” (Bê-lin-xki)
- Mở bài:
Văn chương phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Nói hình tượng là nói đến đặc trưng của văn chương nhưng chưa nói tới chất lượng của hình tượng đó. Tác phẩm nào cũng có tính hình tượng, vì đó là kết quả tất yếu của sự phản ánh có tính đặc thù của văn học. Nhưng không phải tác phẩm nào hình tượng văn chương cũng đạt được một chất lượng ngang nhau. Ðiển hình nghệ thuật là một khái niệm dùng để chỉ chất lượng của hình tượng. Có lẽ bởi vậy, nhà phê bình văn học Nga Bielinxki định nghĩa: “Điển hình văn học như một người lạ mặt quen biết”. Điều này đã được làm sáng tỏ thông qua tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.
- Thân bài:
1. Giải thích ý kiến.
+ “Người lạ mặt”: là nét riêng , nét cá biệt, nét độc đáo mà nhìn vào đó ta có thể phân biệt được với nhân vật khác
+ “Người lạ mặt” nhưng “quen biết” là do những nét chung, nét phổ quát của điển hình nghệ thuật. Điểm chung đó giúp ta nhận ra một loại người, một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc với những đặc điểm, phẩm chất đặc trưng.
→ Ý nghĩa câu nói: Đây là một định nghĩa về nhân vật điển hình: là nhân vật có tính chung (phổ biến, khái quát và thống nhất) mang ý nghĩa thẩm mỹ, quy định nhân vật thuộc tầng lớp nào, giai cấp nào, lối sống nào, thậm chí tiêu biểu cho dân tộc nào trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể và tính riêng là nét độc đáo, cá biệt chỉ nhân vật đó có. Nó biểu hiện qua hình dáng, lời nói, tính cách, số phận, qua mối quan hệ với nhân vật khác.
2. Bàn luận về ý kiến.
– Điển hình nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan. Bước vào tác phẩm, hiện thực ấy mang đậm dấu ấn sáng tạo, qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Như vậy, do yêu cầu của tính riêng về phong cách cá nhân, mỗi điển hình nghệ thuật phải thể hiện được nét độc đáo, mới mẻ,từ nội dung đến hình thức, để phân biệt với hình tượng khác.
– Sự sáng tạo của người nghệ sĩ vô cùng quan trọng, song hình tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo không phải chỉ để cho riêng mình, mà còn là để nói hộ người khác. Do đó, điển hình nghệ thuật bao giờ cũng phải mang tính khái quát cao, nó phải phản ánh được đặc điểm, tâm lí, tính cách, tư tưởng và nguyện vọng của một tầng lớp xã hội, một giai cấp hay một loại người nào đó. Điển hình nghệ thuật là người “quen biết”, khi mỗi người đều có thể thấy hình bóng mình trong đó.
– Điển hình nghệ thuật phải hài hoà giữa tính chung và tính riêng, cụ thể và khái quát, cá biệt và phổ quát. Nếu chỉ chú ý tính chung thì hình tượng mất đi tính sinh động, cụ thể, thủ tiêu cá tính sáng tạo của nhà văn, xoá nhoà phong cách riêng độc đáo của nhà văn. Ngược lại, nếu chỉ chú ý tính riêng thì hình tượng sẽ trở nên xa lạ, tính phổ quát sẽ mất, hình tượng sẽ thiếu sức truyền cảm, không tạo được sự đồng điệu, đồng cảm với bạn đọc.
3. Biểu hiện qua truyện ngắn Chí Phèo.
a. Chí Phèo là một hiện tượng xã hội lặp đi lặp lại trong đời sống nông thôn trước cách mạng tháng tám- 1945
+ Hiện tượng Chí Phèo mang tính quy luật. Đó là việc người nông dân bị dồn đẩy, bị tha hóa: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo. Khi Chí Phèo chết Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng … như dự báo một Chí Phèo con ra đời để kế nghiệp bố.
+ Bọn cường hào, ác bá đã sinh ra những “lũ lưu manh” và biến thành công cụ có lợi cho chúng. Nhưng “có áp bức sẽ có đấu tranh”, sự phản kháng của Chí Phèo không nằm ngoài qui luật ấy.
+ Chỉ có điều khi chưa có cách mạng thì mọi vấn đề không thể giải quyết triệt để “tre già măng mọc”.
b. Chí Phèo hiện ra như một con người độc đáo, cụ thể không giống ai
– Cuộc đời Chí Phèo không giống bất cứ nhân vật nông dân nào trong giai đoạn 1930-1945.
– Độc đáo ở lai lịch: Hắn vừa sinh ra đã bị từ chối quyền làm người…
– Sự tha hoá của Chí Phèo cũng không giống những nhân vật khác (Binh Chức, Năm Thọ). Sự tha hoá của Chí Phèo bị đẩy đến mức cùng cực, đỉnh điểm
+ Ngoại hình độc đáo.
+ Tiếng chửi độc đáo.
+ Nhân tính tha hóa.
– Sự hồi sinh độc đáo: Mối tình của một kẻ lưu manh và một người đàn bà dở hơi mà khiến Chí Phèo trở nên “rất người”(biết khóc, cười, ăn năn, lo lắng, hồi hộp, hi vọng, muốn hạnh phúc, muốn làm người lương thiện.
– Bị từ chối Chí lại rơi vào bi kịch tuyệt vọng. Chí uống rượu, ôm mặt khóc với tâm trạng đau đớn uất ức…
– Cái chết của Chí cũng khác: Chí giết chết kẻ thù đích thực là Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Hành động này là một phản ứng tiêu cực nhưng rất phù hợp với cảnh ngộ của Chí, đồng thời bộc lộ chất người còn loé sáng trong con quỷ dữ “Chí Phèo”…
c. Những đặc sắc nghệ thuật
– Khắc hoạ thành công nội tâm nhân vật.
– Xây dựng nhân vật sống động, chân thực như bước ra từ trang sách đi vào cuộc sống đời thường.
– Ngôn ngữ tự nhiên sinh động; giọng điệu linh hoạt…
4. Đánh giá, mở rộng:
– Đó là nhận định đúng đắn bởi đã nêu lên những nét đặc trưng, độc đáo của nhân vật điển hình.
– Đây cũng là một gợi ý cho bạn đọc về cách đánh giá, nhận diện những nhân vật điển hình trong một tác phẩm. Từ đó thấy được tài năng, tâm huyết, tấm lòng nhân đạo của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật.
Bài văn tham khảo:
Nhà phê bình văn học Nga Bielinxki định nghĩa : “Điển hình văn học như một người lạ mặt quen biết”. Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm rõ điều đó thông qua điển hình Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
1. Giải thích ý kiến.
– “Người lạ mặt”: là nét riêng , nét cá biệt, nét độc đáo mà nhìn vào đó ta có thể phân biệt được với nhân vật khác
– “Người lạ mặt” nhưng “quen biết” là do những nét chung, nét phổ quát của điển hình nghệ thuật. Điểm chung đó giúp ta nhận ra một loại người, một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc với những đặc điểm, phẩm chất đặc trưng.
* Ý nghĩa câu nói: Đây là một định nghĩa về nhân vật điển hình: là nhân vật có tính chung (phổ biến, khái quát và thống nhất) mang ý nghĩa thẩm mỹ, quy định nhân vật thuộc tầng lớp nào, giai cấp nào, lối sống nào, thậm chí tiêu biểu cho dân tộc nào trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể và tính riêng là nét độc đáo, cá biệt chỉ nhân vật đó có. Nó biểu hiện qua hình dáng, lời nói, tính cách, số phận, qua mối quan hệ với nhân vật khác.
2. Lí giải.
– Điển hình văn học là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan. Bước vào tác phẩm, hiện thực ấy mang đậm dấu ấn sáng tạo, qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Như vậy, do yêu cầu của tính riêng về phong cách cá nhân, mỗi điển hình nghệ thuật phải thể hiện được nét độc đáo, mới mẻ,từ nội dung đến hình thức, để phân biệt với hình tượng khác.
– Sự sáng tạo của người nghệ sĩ vô cùng quan trọng, song hình tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo không phải chỉ để cho riêng mình, mà còn là để nói hộ người khác. Do đó, điển hình nghệ thuật bao giờ cũng phải mang tính khái quát cao, nó phải phản ánh được đặc điểm, tâm lí, tính cách, tư tưởng và nguyện vọng của một tầng lớp xã hội, một giai cấp hay một loại người nào đó. Điển hình nghệ thuật là người “quen biết”, khi mỗi người đều có thể thấy hình bóng mình trong đó.
– Điển hình nghệ thuật phải hài hoà giữa tính chung và tính riêng, cụ thể và khái quát, cá biệt và phổ quát. Nếu chỉ chú ý tính chung thì hình tượng mất đi tính sinh động, cụ thể, thủ tiêu cá tính sáng tạo của nhà văn, xoá nhoà phong cách riêng độc đáo của nhà văn. Ngược lại, nếu chỉ chú ý tính riêng thì hình tượng sẽ trở nên xa lạ, tính phổ quát sẽ mất, hình tượng sẽ thiếu sức truyền cảm, không tạo được sự đồng điệu, đồng cảm với bạn đọc.
3. Phân tích, chứng minh.
a. Chí Phèo là một hiện tượng xã hội lặp đi lặp lại trong đời sống nông thôn trước cách mạng tháng tám- 1945
– Hiện tượng Chí Phèo mang tính quy luật. Đó là việc người nông dân bị dồn đẩy, bị tha hóa: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo. Khi Chí Phèo chết Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng … như dự báo một Chí Phèo con ra đời để kế nghiệp bố.
– Bọn cường hào, ác bá đã sinh ra những “lũ lưu manh” và biến thành công cụ có lợi cho chúng. Nhưng “có áp bức sẽ có đấu tranh”, sự phản kháng của Chí Phèo không nằm ngoài qui luật ấy.
– Chỉ có điều khi chưa có cách mạng thì mọi vấn đề không thể giải quyết triệt để “tre già măng mọc”
b. Chí Phèo hiện ra như một con người độc đáo, cụ thể không giống ai.
– Cuộc đời Chí Phèo không giống bất cứ nhân vật nông dân nào trong giai đoạn 1930-1945.
– Độc đáo ở lai lịch: Hắn vừa sinh ra đã bị từ chối quyền làm người…
– Sự tha hoá của Chí Phèo cũng không giống những nhân vật khác (Binh Chức, Năm Thọ). Sự tha hoá của Chí Phèo bị đẩy đến mức cùng cực, đỉnh điểm.
+ Ngoại hình độc đáo.
+ Tiếng chửi độc đáo.
+ Nhân tính tha hóa.
– Sự hồi sinh độc đáo: Mối tình của một kẻ lưu manh và một người đàn bà dở hơi mà khiến Chí Phèo trở nên “rất người”(biết khóc, cười, ăn năn, lo lắng, hồi hộp, hi vọng, muốn hạnh phúc, muốn làm người lương thiện.
– Bị từ chối Chí lại rơi vào bi kịch tuyệt vọng. Chí uống rượu, ôm mặt khóc với tâm trạng đau đớn uất ức…
– Cái chết của Chí cũng khác: Chí giết chết kẻ thù đích thực là Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Hành động này là một phản ứng tiêu cực nhưng rất phù hợp với cảnh ngộ của Chí, đồng thời bộc lộ chất người còn loé sáng trong con quỷ dữ “Chí Phèo”…
c. Những đặc sắc nghệ thuật.
– Khắc hoạ thành công nội tâm nhân vật
– Xây dựng nhân vật sống động, chân thực như bước ra từ trang sách đi vào cuộc sống đời thường.
– Ngôn ngữ tự nhiên sinh động; giọng điệu linh hoạt…
4. Bình luận.
– Đó là nhận định đúng đắn bởi đã nêu lên những nét đặc trưng, độc đáo của nhân vật điển hình
– Đây cũng là một gợi ý cho bạn đọc về cách đánh giá, nhận diện những nhân vật điển hình trong một tác phẩm. Từ đó thấy được tài năng, tâm huyết, tấm lòng nhân đạo của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật.
Bài văn tham khảo:
Qua nhận vật Chí Phèo hãy chứng minh “Điển hình văn học như một người lạ mặt quen biết” (Bielinxki)
- Mở bài:
Văn chương phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Nói hình tượng là nói đến đặc trưng của văn chương nhưng chưa nói tới chất lượng của hình tượng đó. Tác phẩm nào cũng có tính hình tượng, vì đó là kết quả tất yếu của sự phản ánh có tính đặc thù của văn học. Nhưng không phải tác phẩm nào hình tượng văn chương cũng đạt được một chất lượng ngang nhau. Ðiển hình nghệ thuật là một khái niệm dùng để chỉ chất lượng của hình tượng. Có lẽ bởi vậy, nhà phê bình văn học Nga Bielinxki định nghĩa: “Điển hình văn học như một người lạ mặt quen biết”. Điều này đã được làm sáng tỏ thông qua tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao.
- Thân bài:
Nam Cao được biết đến là một cây bút tài hoa trên diễn đàn văn học Việt Nam, những tác phẩm ra đời mang màu sắc hiện thực sâu sắc. Ông được xem là đại diện xuất sắc nhất của văn học hiện thực ở chặng đường phát triển cuối cùng của khuynh hướng này. Những tác phẩm của ông mang cái nhìn về thời đại và cuộc sống hoàn toàn mới, cũng như hình ảnh trong các tác phẩm cũng đa dạng và phong phú, mang những mảng tính cách mà sự pha trộn sáng tối lại như được tương phản rõ rệt. “Chí Phèo” là truyện ngắn kết tinh thành công của Nam Cao trên đề tài nông thôn, nông dân và là một kiệt tác trong nền văn xuôi trước cách mạng. Đây là câu chuyện về đoạn cuối cuộc đời của một con người trong xã hội thực dân phong kiến diễn ra và được ghi lại bởi Nam Cao, câu chuyện cũng gợi một những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nhân vật chính của tác phẩm cùng tên với tiêu đề, đó chính là Chí Phèo.
Vốn là một người nông dân hiền lành, lương thiện thật thà nhưng lại bị xã hội chà đạp, chèn ép, dẫn đến bước đường cùng là trở thành một kẻ sát nhân. Không gian nghệ thuật của truyện ngắn là làng Vũ Đại. Đây chính là không gian nghệ thuật của truyện bởi toàn bộ những chuyện của Chí Phèo đều diễn ra tại đây. Mâu thuẫn giai cấp gây gắt, âm thầm mà quyết liệt, không khí tối tăm, ngột ngạt. Đời sống của người nông dân vô cùng khổ cực bị đẩy vào đường cùng không lối thoát, bị tha hóa. Có nghĩa là, không gian nghệ thuật làm cơ sở đi sâu khai thác hình tượng nhân vật, đồng thời thấy được giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm.
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu “người lạ mặt” là nét riêng, nét cá biệt, nét độc đáo mà nhìn vào đó ta có thể phân biệt được với nhân vật khác. Còn, “người lạ mặt” nhưng “quen biết” là do những nét chung, nét phổ quát của điển hình nghệ thuật. Điểm chung đó giúp ta nhận ra một loại người, một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc với những đặc điểm, phẩm chất đặc trưng. Như vậy, ý kiến của Bêlinxki là nhân vật có tính chung (phổ biến, khái quát và thống nhất) mang ý nghĩa thẩm mỹ, quy định nhân vật thuộc tầng lớp nào, giai cấp nào, lối sống nào, thậm chí tiêu biểu cho dân tộc nào trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể và tính riêng là nét độc đáo, cá biệt chỉ nhân vật đó có. Nó biểu hiện qua hình dáng, lời nói, tính cách, số phận, qua mối quan hệ với nhân vật khác.
Điển hình nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan. Bước vào tác phẩm, hiện thực ấy mang đậm dấu ấn sáng tạo, qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Như vậy, do yêu cầu của tính riêng về phong cách cá nhân, mỗi điển hình nghệ thuật phải thể hiện được nét độc đáo, mới mẻ, từ nội dung đến hình thức, để phân biệt với hình tượng khác.
Sự sáng tạo của người nghệ sĩ vô cùng quan trọng, song hình tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo không phải chỉ để cho riêng mình, mà còn là để nói hộ người khác. Do đó, điển hình nghệ thuật bao giờ cũng phải mang tính khái quát cao, nó phải phản ánh được đặc điểm, tâm lí, tính cách, tư tưởng và nguyện vọng của một tầng lớp xã hội, một giai cấp hay một loại người nào đó. Điển hình nghệ thuật là người “quen biết”, khi mỗi người đều có thể thấy hình bóng mình trong đó.
Điển hình nghệ thuật phải hài hòa giữa tính chung và tính riêng, cụ thể và khái quát, cá biệt và phổ quát. Nếu chỉ chú ý tính chung thì hình tượng mất đi tính sinh động, cụ thể, thủ tiêu cá tính sáng tạo của nhà văn, xóa nhòa phong cách riêng độc đáo của nhà văn. Ngược lại, nếu chỉ chú ý tính riêng thì hình tượng sẽ trở nên xa lạ, tính phổ quát sẽ mất, hình tượng sẽ thiếu sức truyền cảm, không tạo được sự đồng điệu, đồng cảm với bạn đọc.
Thứ nhất, nhân vật Chí Phèo hiện ra độc đáo, không giống ai. Chí Phèo xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm bằng những tiếng chửi rủa, “hắn chửi trời, chửi đất, hắn chửi cả làng Vũ Đại… chửi đứa nào đẻ ra hắn..” Những tiếng chửi như để bắt đầu cho cuộc đời tăm tối và đầy bi kịch của hắn. Chí Phèo xuất hiện với hình ảnh “cái đầu thì trọc lóc, răng cạo trắng hớn, hai mắt gườm gườm trông gớm chết”. Sự xuất hiện của Chí Phèo là sự bao gồm của Ngoại hình độc đáo; Tiếng chửi độc đáo; Nhân tính tha hóa. Hình tượng Chí Phèo được Nam Cao xây dựng rất thành công. Nhân vật điển hình cho sự tha hóa, bế tắc, bần cùng của xã hội phong kiến thối nát ngày ấy. Và nếu chỉ có như vậy thì chưa đủ để Chí Phèo trở thành kiệt tác.
Ở nhân vật Chí Phèo có cả sự hồi sinh độc đáo. Nam Cao đã khơi gợi sự khát khao một mái ấm gia đình, được yêu thương như bao người khác của Chí Phèo. Tình huống tác giả đưa ra, để cho Chí Phèo gặp Thị Nở trong vườn chuối sau khi hắn uống rượu say khướt. Thị Nở xuất hiện trong đời hắn với bát cháo hành đã khiến cho chính bản thân Chí Phèo cũng như người đọc cảm thấy vẫn còn chút hy vọng thắp sáng cuộc đời tăm tối của hắn. Nhân vật Thị Nở hiện lên là một người phụ nữ thô kệch, xấu xí, nhưng lại là điểm sáng thắp lên hy vọng của Chí Phèo. Thị Nở xuất hiện đã đánh thức lương tri, đánh thức con người vốn lương thiện hiền lành của Chí Phèo. Chi tiết “bát cháo hành“ là một chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đắt giá, giàu giá trị nhân văn sâu sắc, biểu hiện cho tình cảm giữa người với người trong xã hội thối nát đó.
Từ khi gặp Thị Nở, Chí Phèo nhận ra cuộc đời ngoài kia vẫn còn nhiều điều tốt đẹp. “Hắn thấy già yếu, bệnh tật và cô độc còn đáng sợ hơn cả ốm đau bệnh tật. Hắn khát khao làm hòa với mọi người.” Đến giờ phút này, có lẽ hắn đã biết rằng mình cũng cần một cuộc sống như mọi người. Một cuộc sống bình thường, không phải đâm thuê chém mướn, không phải rạch mặt ăn vạ người ta nữa. Mong ước bình dị nhưng dường như với Chí Phèo lại vô cùng lớn lao, khó thực hiện.
Vậy nhưng một lần nữa, xã hội phong kiến thối nát, nghiệt ngã, tàn nhẫn ấy đã không để cho mong ước bình dị làm người lương thiện của Chí Phèo được trở thành hiện thực. Đó là khi bà cô của Thị Nở xuất hiện, và bà cô phản đối Chí Phèo và Thị Nở đến với nhau. Không chỉ vậy, bà ta còn mắng mỏ, chì chiết Chí Phèo bằng những lời lẽ ác nghiệt, cay độc nhất. Bà cô ấy có lẽ chính là nhân vật tiêu biểu, hiện thân của xã hội phong kiến xấu xa, đã cự tuyệt, từ chối một cách tàn nhẫn khát khao làm người lương thiện của Chí Phèo, đẩy hắn vào bước đường cùng của cuộc đời. Chính vì thế, Chí Phèo một lần nữa rơi vào tuyệt vọng, hắn đau đớn tìm đến nhà Bá Kiến để trả thù, để giết cái kẻ đã làm hại đời hắn sau đó cũng từ biệt cõi đời. Cái chết của Chí cũng khác: Chí giết chết kẻ thù đích thực là Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Hành động này là một phản ứng tiêu cực nhưng rất phù hợp với cảnh ngộ của Chí, đồng thời bộc lộ chất người còn loé sáng trong con quỷ dữ “Chí Phèo”..
Thứ hai, Chí Phèo là một hiện tượng xã hội lặp đi lặp lại trong đời sống nông thôn trước cách mạng tháng tám- 1945. Hiện tượng Chí Phèo mang tính quy luật. Đó là việc người nông dân bị dồn đẩy, bị tha hóa: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo. Khi Chí Phèo chết Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng.. như dự báo một Chí Phèo con ra đời để kế nghiệp bố. Hắn, Chí Phèo sinh ra đã bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ, người làng truyền tay nhau nuôi hắn lớn. Vì có sức khỏe nên hắn đi làm ở cho nhà Bá Kiến. Thấy hắn như vậy, Bá Kiến ghen tuông, tìm cách đẩy hắn vào tù. Và bắt đầu từ đây, Chí Phèo sinh ra những nỗi đau, những oán hận chồng chất với cuộc đời. Chí Phèo dần dần không còn là một người nông dân lương thiện nữa mà đánh mất đi chính bản thân mình. Hết hạn tù, Chí Phèo về làng và trở thành một con người hoàn toàn khác. Người nông dân hiền lành trước đây đã biến mất, thay vào đó là hình ảnh gớm ghiếc khiến người khác nhìn vào cũng có vài phần ghê sợ.
Chính những con người trong xã hội phong kiến thối nát ấy, đã khiến cho bản tính hiền lành, nhân cách lương thiện cùng ham muốn làm người của Chí Phèo bị cướp mất. Hắn biến thành một kẻ xấu xa, sống nhờ việc đi rạch mặt ăn vạ, đâm thuê chém mướn. Không biết bao nhiêu gia đình ở cái làng Vũ Đại này đã bị hắn phá tan. Dân làng không ai không sợ khuôn mặt gớm ghiếc cùng những hành động tàn bạo ấy. Hắn bị mọi người xa lánh, ghét bỏ. Cuối cùng, không còn cách nào khác lại trở về làm thuê cho nhà Bá Kiến. Chí Phèo có lẽ đã tiếp tục lâm vào bước đường cùng, khi hắn phải trở về làm thuê cho kẻ đã đẩy hắn xuống địa ngục như bây giờ. Nỗi đau của Chí Phèo nhưng có lẽ cũng là nỗi đau chung của những con người thấp cổ bé họng, bị áp bức đến nỗi rơi vào bế tắc trong xã hội phong kiến ấy. Bọn cường hào, ác bá đã sinh ra những “lũ lưu manh” và biến thành công cụ có lợi cho chúng. Nhưng “có áp bức sẽ có đấu tranh”, sự phản kháng của Chí Phèo không nằm ngoài qui luật ấy. Chỉ có điều khi chưa có cách mạng thì mọi vấn đề không thể giải quyết triệt để “tre già măng mọc”.
Truyện ngắn “Chí Phèo” mở đầu và kết thúc theo kết cấu vòng, khi mở đầu truyện với hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang thì kết thúc truyện cũng như vậy, đó là chi tiết khi biết chí phèo tự sát, Thị Nở bỗng đã nhìn ngay xuống bụng mình và lại nghĩ ngay tới hình ảnh cái lò gạch, không biết một cuộc sống sẽ bắt đầu như thế nào, kết thúc mở khiến cho độc giả có nhiều liên tưởng thú vị.
Thứ ba, không thể không nhắc đến đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Ngôn ngữ trong tác phẩm là một điều không thể bỏ qua, lời trần thuật được xáo trộn, lắp ghép, đan xen không tuân theo trình tự tuyến tính của. Cốt truyện. Nam Cao dường như đã bắt đầu bằng hình ảnh Chí khật khưỡng say và vừa đi vừa chửi. Chân dung nhân vật bước đầu hiện ra với những đường nét thật ấn tượng, buộc người đọc chú ý ngay từ khi mới đặt tay lên trang giấy. Ông đã thật tài tình khi đan xen, trộn lẫn lời nhân vật và lời người kể truyện, nhiều đơn vị lời văn có thể là của nhân vật vừa là của người kể chuyện. Thông qua đây, việc sử dụng này có ý nghĩa rất lớn đến việc đi sâu vào thẻ giới nội tâm rất phức tạp và tinh tế của nhân vật. Chính bởi nhờ vậy chân dung nhân vật hiện ra hết sức chân thực và sống động.
Truyện ban đầu được tác giả đặt tên là Cái lò gạch cũ; hình ảnh cái lò gạch cũ được xuất hiện ở phần mở đầu và cả khi kết thúc truyện. Rõ ràng đó là ý nghệ thuật của Nam Cao. Cái lò gạch cũ như là một biểu tượng về sự hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo, gắn liền với tuyến chủ đề chính của tác phẩm. Câu chuyện mối tình Chí Phèo – Thị Nở quả là hấp dẫn đặc biệt. Song mặc dù giọng văn bông lớn, có lúc như chế giễu, mặc dù đối với một số người, đó là sự hấp dẫn của loại truyện tình bờ hụi của hạng nữa người ngợm, ngưu tầm ngưu mã tầm mã, “đôi lứa xứng đôi”, thì đây vẫn thật sự là truyện có một nội dung hết sức nghiêm túc, chứa đựng một tư tưởng nhân đạo thật mới mẻ, độc đáo đem lại cho tác phẩm một tầm vóc bất ngờ.
Đã hơn một lần, Nam Cao viết về những mối tình của những kẻ bị cả xã hội miệt thị, lăng nhục độc ác: Lang Rận – mụ Lợi, Đức – Nhi, Chí Phèo – Thị Nở.. Tuy vẫn giữ giọng văn khách quan, hài hước, nhà văn đã dứt khoát đứng ra làm luật sư cãi trắng án cho những con người bất hạnh, bị mọi người hắt hủi đó, nhất là khi họ bị ném vào tình thế nhục nhã, trở thành cái đích cho những mũi tên chế giễu độc ác của người đời đầy thành kiến mu muội. Ông đã đanh thép bênh quyền được yêu của họ và khẳng định tính chính đáng của những mối tình như thế. Có gì là không chính đáng nếu như những con người trong khi bị cả xã hội xua đuổi ấy đã đến với nhau, tìm thấy ở nhau sự giao cảm, chia sẻ nỗi lòng? Vì nếu tình yêu chân chính là tình yêu làm nhân đạo hóa con người, nâng cao sống, thì đã có mấy lần tình yêu có tác dụng nhân đạo hóa kì diệu, cảm động như mối tình Thị Nở – Chí Phèo? Chẳng phải tình yêu thương tuy đơn giản, có phần thô lỗ của người đàn bà xấu xí ấy đã gọi dậy linh hồn người trong con quỷ dữ Chí Phèo, đưa hắn từ cõi địa ngục trở về cõi người đó sao? Chẳng phải một sự hóa giải thần bí nào mà chỉ là một tình yêu rất mực trần tục, nhưng là tình yêu đích thực con người, thật lành mạnh, khỏe khoắn. Mô típ nghệ thuật này được xử lí bằng một tư tưởng nhân đạo lớn lao và một bút lực phi thường, chỉ có Nam Cao.
Khi nhận định về các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Hoành Khung cho rằng: “Trong mảnh sáng tác về nông dân của Nam Cao, người đọc thường gặp những nhân vật xấu xí, thô lỗ cục cằn và những chuyện nhục nhã của họ. Chính vì thế mà một số người tỏ ra hoài nghi giá trị hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Nam Cao, có biết đâu rằng, chính với đám nhân vật” có vấn để “đó mà cái nhìn hiện thực và quan điểm nhân đạo của nhà văn mới thể hiện rõ, đầy đủ nhất”.
Những năm 1940 – 1945, nông thôn vẫn là một đề tài lớn trong văn xuôi khu vực hợp pháp. Các nhà văn đã đi vào đề tài này theo chiều hướng khác nhau. Trước hết là đi vào phong tục tập quán dân quê, sự lục đục giữa vợ cả và vợ lẽ, mẹ chồng và nàng dâu, dì ghẻ và con chồng, anh và em, chú bác, cô cậu và những đứa cháu bên nội, bên ngoại. Trên bối cảnh chung của văn học hiện thực thời kì 1940 – 1945, Chí Phèo là một hiện tượng đột xuất. Giống như Tắt đèn, Bước đường cùng, Giông tố.. thời Mặt trận dân chủ, Chí Phèo cũng là “bức tranh xã hội rộng lớn với những xung đột giai cấp quyết liệt”. Tác phẩm gây ấn tượng đậm nét về tính đầy đặn, đa dạng nhiều màu sắc của bức tranh về đời sống xã hội nông thôn. Song, dựng lên bức tranh xã hội ở nông thôn, Nam Cao trước hết tập trung nổi bật mối xung đột giai cấp đối kháng giữa bọn địa chủ cường hào thống trị và người nông dân bị áp bức bóc lột. Tức là, cũng như tác giả Tắt đèn, Bước cùng.. Nam Cao đã phản ánh hiện thực nông thôn trên bình diện mâu thuẫn giai cấp. Chí Phèo của Nam Cao đã xây dựng một hình tượng điển hình khá hoàn chỉnh về giai cấp phong kiến thống trị ở nông thôn: Bá Kiến.
- Kết bài:
Tóm lại, nhận định của Beelinxki là đúng đắn bởi đã nêu lên những nét đặc trưng, độc đáo của nhân vật điển hình. Nhân vật Chí Phèo là nhân vật tiêu biểu cho số phận của người nông dân trong xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nam Cao đã thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng của mình đối với những người có số phận bất hạnh. Ở sâu thẳm trong tâm hồn họ chính là sự khát khao hạnh phúc, được yêu thương và sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Xem thêm: