»» Nội dung bài viết:
Phân tích thế giới nghệ thuật về những con người tha hóa và bản lĩnh cái nhìn nghệ thuật của Nam Cao qua truyện ngắn “Chí Phèo” và “Đời thừa”
1. Giới thiệu vấn đề.
a. Về tác gia Nam Cao (vị trí, đóng góp nổi bật).
b. Thế giới nghệ thuật :
+ Thế giới nghệ thuật – Bản lĩnh cái nhìn nghệ thuật.
+ Thế giới nghệ thuật riêng của Nam Cao là những người tha hóa. Họ là những người nông dân nghèo, là những trí thức- tiểu tư sản nghèo ( nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên nghèo,…)
+ Viết về thế giới những con người như thế, Nam Cao thực sự đã thể hiện và khẳng định được bản lĩnh cái nhìn nghệ thuật của một nhà văn – hiện thực – nhân đạo – tâm lý bậc thầy.
2. Thế giới nghệ thuật về những con người tha hóa trong sáng tác Nam Cao.
a. Thế giới những người nông dân tha hóa:
+ Đó là những người lao động nghèo, sống lương thiện nhưng bị hoàn cảnh xô đẩy vào “bước đường cùng” mà trở nên tha hóa, lưu manh. (Phân tích hình tượng Chí Phèo để làm sáng tỏ quá trình tha hóa của nhân vật)
b. Thế giới những người trí thức tiểu tư sản tha hóa:
+ Họ là những trí thức tiểu tư sản nghèo, khao khát khẳng định mình, tỏa sáng tài năng, nhân cách để sống ý nghĩa nhưng rồi cũng bị hoàn cảnh làm tha hóa. (Phân tích hình tượng nhân vật Hộ,…)
Tất cả họ là hiện thân của một nỗi khổ, nỗi đau Người rất phổ biến trong xã hội Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 : sinh ra là người mà không được làm Người.
3. Bản lĩnh cái nhìn nghệ thuật của nhà văn Nam Cao:
+ Nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực đau đớn khốn cùng của con người, quan trọng hơn đã có những lý giải cảm thông, trân trọng và đầy thuyết phục vì sao những con người đó trở nên tha hóa.
+ Quan trọng hơn, tái hiện quá trình tha hóa của những con người đó, nhà văn không những không khiến người đọc khinh, ghét họ mà còn khiến người đọc cảm thông, xót thương và đặc biệt trân trọng, tin tưởng bản chất lương thiện tốt đẹp của họ, ngay cả khi họ rơi vào cảnh tha hóa cùng cực đến mức thành “quỷ dữ”.
Nói cách khác, qua thế giới những con người tha hóa ấy, Nam Cao đã khẳng định đầy trân trọng và tin tưởng: chính những con người ấy, dù rơi vào hoàn cảnh nào, hoàn cảnh ấy có nghiệt ngã đến đâu, vẫn nỗ lực để sống như một con người.
+ Chuyển hóa bản lĩnh cái nhìn nghệ thuật giàu chất hiện thực, thấm đẫm tinh thần nhân đạo, nhân văn ấy là sở trường miêu tả, phân tích tâm lý bậc thầy của người viết.
+ “Có những chủ đề Nam Cao và có những nhân vật Nam Cao” (Lê Đình Kỵ).
+ Có được những phát hiện về số phận con người ở chiểu sâu hiện thực, nhân đạo như thế, Nam Cao không chỉ có “đôi mắt” quan sát hiện thực tinh, sắc mà còn có trái tim “nhân đạo từ trong cốt tủy”.