Cảm nhận vẻ đẹp phẩm chất anh hùng của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa sôi”.
- Mở bài:
Viết về những cô gái thanh niên xung phong kiên cường, bất khuất trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Lâm Thị Mĩ Dạ đã có những câu thơ thật cảm động.
Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ Quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…
(Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mĩ Dạ)
Lê Minh Khuê với truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đã góp vào bản trường ca hào hùng ấy một nốt son chói lọi, làm rạng ngời vẻ đẹp anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thân bài:
Truyện kể về cuộc sống và chiến đấu của ba nữ thành niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Tuy đến từ nhiều vùng quê khác nhau, lại không cùng lứa tuổi nhưng ở họ có những điểm chung sâu sắc. Trước hết là họ ở cùng một chỗ “một hang dưới chân cao điểm”. Đây là một nơi rất nguy hiểm vì ở một cao điểm, lại giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn ra trận, ở đó có rất nhiều khó khăn và các cuộc chiến đấu ác liệt nhất. Thậm chí nơi ở của họ cũng ác liệt. Đường bị đánh lở loét màu đất đỏ, trắng lẫn lộn vào nhau, đó là chưa kể cây không thể sống được, “hai bên đường không có lá xanh và những rễ cây nằm lăn lóc”. Phương Định là nhân vật chính, có tâm hồn nhạy cảm, là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ thành thị xung phong đi chiến đấu.
Cuộc sống ở đây thật ác liệt, mọi thứ đều bị tàn phá. Vậy mà công việc của ba cô gái lại diễn ra ở đây. Họ làm công việc trinh sát mặt đường. Hàng ngày “khi có bom nổ thì chạy đến, đo khối lượng đất lấp hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Công việc cũng chẳng đơn giản chút nào luôn phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, luôn phải đối diện với tử thần khi máy bay địch đến hay khi phá những quả bom nổ chậm ở nơi kẻ địch hay ném bom đánh phá.
Nhưng với ba cô gái công việc này rất bình thường, nhiều khi bị bom vùi luôn cũng nhiều khi chỉ thấy hai con mắt lấp lánh trên khuôn mặt lem luốc. Với chúng ta họ là những cô gái dũng cảm, bình tĩnh khi “thần kinh căng như chão, chân chạy mà biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ”.Giữa muôn vàn hiểm nguy của công việc, họ vẫn luôn tìm được niềm vui. Tuổi trẻ của họ gắn với trườn Sơn hùng vĩ, với cuộc chiến chống kẻ thù. Họ sớm quen với cuộc sống chiến trường, có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ. Dù quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô nhưng họ không sợ mà sẽ đường hoàng bước tới, dù sự hi sinh luôn rình rập họ nhưng với lòng dũng cảm, họ đã vượt qua. Phá bom nổ chậm là công việc cực kì nguy hiểm nhưng họ “quen rồi! Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít ba lần”.
Ở ba cô gái có những nét chung rất đáng quý trọng. Họ đã luôn dũng cảm vượt qua sự đe dọa của tử thần để cống hiến cho Tổ quốc. Đặc biệt ở họ có tinh thần gắn bó giữa đồng đội. Họ luôn quan lâm, lo lắng đến nhau. Mỗi ngày, họ đều tạo ra một niềm vui cho nhau. Họ ca hát, họ sửa soạn làm đẹp, cố làm sao cho cuộc sống vui vẻ nhất. Trong cong việc, họ luôn làm việc cùng nhau, sống cùng sống, chết cùng chết. Khi tất cả đều xong việc, điểm mựt đủ cả, họ mới trở về. Họ không sợ chết nhưng lại hết sức lo cho đồng đội. Khi Nho bị thương do “quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm nước bị sập”. Định bông băng lại cho Nho. Còn chị Thao, dù rất lo cho Nho nhưng vì sợ máu nên chỉ luẩn quẩn bên ngoài.
Một đặc điểm dễ thấy ở ba co gái đó là họ đều rất trẻ và rất dễ xúc động. Không chỉ trẻ về tuổi đời mà tâm hồn của họ lúc nào cũng trẻ, cũng hồn nhiên, vô tư, trong sáng, nhiều mơ mộng, mơ ước. Là phụ nữ nên họ đều rất thích làm đẹp cho cuộc sống của mình. Ai cũng thích hát cả. Có lẽ họ hát lên cho cuộc sống bớt đơn điệu. Hát để động viên nhau. Họ hát lúc thảnh thơi và hát cả dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù. Tiếng hát của họ góp thêm vào đại tự nhiên một nốt nhạc xanh tươi trẻ, yêu đời.
Chị Thao “giọng thì chua, chị không hát trôi chảy được bài nào” nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát. Chị cũng thích thêu thùa nữa. Còn Phương Định tự đánh giá khiêm tốn mình khá vì vậy cô thích ngắm mình trong gương và bó gối mơ mộng hay ngồi hát một mình. Nho thì vô tư nhất. Lúc bị thương mà Nho vẫn cứ hồn nhiên, nhìn đẹp như một que kem lạnh. Tuy nhỏ tuổi nhất tổ nhưng Nho hết sức dũng cảm. Đồng đội làm được việc gì, em cũng làm được việc đó. Thao và Phương Định nhìn người đồng đội bé bỏng ấy vừa thấy thương vừa thấy cảm phục vô cùng.
Bên cạnh những nét chung ta thấy mỗi người có cá tính riêng, mỗi người một cá tính càng làm phong phú đời sống của họ. Chị Thao nhiều tuổi hơn một chút nên có vẻ từng trải hơn. Chị không hồn nhiên như Nho hay mơ mộng như Phương Định. Chị điềm tĩnh, ít nói, trong công việc chị rất “cương quyết, táo bạo”. Nhất là khi cả tổ phá bom, giọng chị vang lên rắn rỏi, dứt khoát. Cả đội cứ theo lời chị mà làm.
Chị Thao cũng có những ước mơ tươi đẹp về tương lai. Cả quảng đời tuổi trẻ gắm mình với núi rừng Trường Sơn, có lẽ chị đang lo âu về những ngyaf sắp tới, khát khao về mái ấm gia đình. Những suy tư âm thầm ấy chị chưa bao giờ nói ra nhưng chắc chắn ai cũng hiểu. Dù mạnh mẽ đến thế nhưng chi cũng hết sức nữ tính. Chị thích chép bài hát vào sổ tay, thích thêu thùa, may vá như Phương Định và Nho. Đặc biệt, chị rất sợ nhìn thấy máu. “Thấy máu thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét”. Chị Thao anh dũng, kiên cường trong công việc nhưng lại sợ những điều bình thường trong cuộc sống.
Nho là người nhỏ tuổi nhất. Ở Nho là sự vô tư đích thực. Cô ít khi lo lắng về điều gì. Chiến trường không làm cho nho bé lại bởi nỗi sợ hãi mà làm cho tâm ồn cô lớn lên, trường thành hơn. Nho dũng cảm, kiên cường chẳng kém gì Thao và phương Định. trong nhiệm vụ, Nho cũng liều lĩnh lắm, luôn kề vai sát cánh bên hai đồng đội. Chưa bao giờ Nho than vãn về điều gì. trong tâm hồn cô không có gì lớn hơn tình yêu nước mà cô từng ngày gìn giữ lấy.
Đặc biệt, vẻ đẹp phẩm chất của ba cô gái được thể hiện lớn nhất qua nhân vật Phương Định. Cô là một cô gái Hà Nội, vì yêu Tổ quốc nên đã vào chiến trường. Trong những ngày chiến tranh ác liệt này cô luôn nhớ lại và chỉ mong được trở lại sống trong hòa bình, yên ả. Hà Nội thơ mọng luôn tạo một khoảng yên ả, trầm tư trong lòng Phương Định giữa những cơn căng thẳng, quyết liệt của chiến tranh.
Cô đã vào chiến trường ba năm, đã quen với những thử thách nơi đây, quen với những nguy hiểm mà ngày ngày cô phải đối mặt, những khốc liệt của chiến trường nhưng cô vẫn giữ những ước mơ hồn nhiên về tương lai, những ước mơ hồn nhiên trong sáng. Phương Định là người hay mơ mộng. Cô rất mê hát và vô tư hát giữa chiến trường. Cô cũng có những suy nghĩ vẩn vơ và đôi khi bò ra mà cười một mình.
Cũng như chị Thao và Nho, cô rất yêu mến những người đồng đội gặp gỡ tren chiến trương. Đặc biệt cô dành tình yêu vì lòng cảm phục cho những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. Thú vị hơn là cách cô tự đánh giá về mình: “Nói một cách khiêm tốn tôi là một cô gái khá”. Đó là cô tự nhận thức về bản thân, về giá trị của mình. Điều đó cũng bộ lộ khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, bình yên, tương xứng với những gì mình có.
Mỗi người có một tính cách riêng nhưng ở họ đều sáng ngời vẻ đẹp của những người phụ nữ “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” Viết về ba cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã miêu tả hết sức cụ thể và chân thực như họ từ cuộc đời bước vào trang sách.
- Kết bài:
Qua hình tượng ba nữ thanh niên xung phong, nhà văn Lê Minh Khuê đã phản ánh sâu sắc đời sống tình cảm và tinh thần chiến đấu của những con người anh hùng đã nguyện gắn kết thân mình với vận mệnh của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù. Năm tháng trôi đi và lịch sử đã bước sang trang mới nhưng những con người ấy vẫn sáng ngời lên nhắc nhở ta về một quãng đường đầy gian khổ, đau thương, lại rất đỗi anh hùng mà đất nước mình đã đi qua. Để rồi mỗi lần đọc lại tôi không khỏi ngỡ ngàng vì người dân mình đẹp quá, dũng cảm; trong lòng được như sống lại những ngày còn chiến tranh bom đạn ấy.
Bài tham khảo:
- Mở bài:
Trường Sơn đông nắng tây mưa.
Ai chưa đến đó thì chưa rõ mình
Một cái tên thôi cũng gợi cho ta về một thời lửa cháy, gợi hình ảnh đoàn quân cha trước con sau cùng hát khúc quân hành, gợi những đoàn xe ra trận vì Miền Nam thân yêu. Không chỉ có những bài thơ, bài ca ca ngợi những chiến sĩ lái xe hay những cô gái mở đường trong trang thơ của Lâm Thị Mĩ Dạ mà còn có những câu chuyện đầy cảm phục viết về nữ thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm mở đường cho xe qua trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê.
- Thân bài:
Họ là những cô gái còn rất trẻ tuổi. Một người có thế chỉ mới mười tám hoặc hai mươi tuôi thôi. Nhưng họ đã phải rời xa mái trường, rời xa thành phố, bạn bè, rời xa gia đình và các anh chị em trong gia đình mà họ rất yêu thương. Họ hi sinh tuổi thanh xuân và không tiếc máu xương, thực hiện lí tưởng cao đẹp.
Cả ba nữ thanh niên xung phong đều có một lý tưởng sống cao đẹp, họ gan dạ không sợ gian khổ hi sinh. Họ bình tĩnh, can trường và có tinh thần dũng cảm. Họ không sợ khi đối đầu với cái chết, họ gan dạ. Khi được lệnh yêu cầu có nhiệm vụ, họ liền đi ngay để hoàn thành nhiệm vụ sớm nhất có thể. Họ làm việc một cách tự nguyện, luôn nhận khó khăn, nguy hiểm về mình.
Cả ba nữ thanh niên này đều có một tình yêu thương nhau thắm thiết, gắn bó như là keo sơn. Tuy nhiên, họ không phải là chị em ruột của nhau. Nhưng họ lại yêu thương nhau giống như chị em ruột của nhau vậy. Cùng nhau sống chung, ngủ chung, cùng nhau làm nhiệm vụ chung, Khi một người trong đội bị thương, họ liền đến ngay đó và an ủi để cô gái hết buồn và vui vẻ. Họ thấu hiểu nhau và trân trọng những phút giây gắn kết.
Cuộc sống ở chiến trường tuy gian khổ. Nhưng họ vẫn luôn luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Chỉ có sức mạnh của niềm tin, của hi vọng mới giúp họ đứng vững. Đối lập với chiến trường nham nhở, tâm hồn họ lúc nào cũng tươi xanh.
Chị Thao, là một tổ trưởng rất gương mẫu trong đội, chị Thao đã từng trải qua những thăng trầm trong chiến trường khốc liệt và đẫm máu này. Trong công việc, chị rất bình tĩnh và quyết liệt. Nhưng khi thấy máu thì y như rằng chị nhắm mắt và chìm trong sợ hãi.
Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả chị lại tỏ ra bình tĩnh. Không ai có thể quên được khi chị hát, bài hát thì vấp, nát bét, giọng thì chua, không được hay cho lắm. Nhưng chị lại rất thích hát, chị có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bài hát. Chị được đại diễn là gương mặt có tình cách điềm tĩnh.
Nho thì lại là một cô gái khác, cô còn rất trẻ trung. Có lúc cô bướng bỉnh, có lúc thì lại dũng cảm, mạnh mẽ có thể còn hơn cả chị Thao nữa. Cô được ví như là một hình ảnh mỏng manh nhưng lại can đảm, không sợ máu như chị Thao giữa chiến trường khốc liệt khói mù mịt.
Còn đây là Phương Định, một nhân vật chính trong tác phẩm truyện của tác giả Lê Minh Khuê. Đây là một cô gái trẻ trung, xinh xắn và đang sinh sống tại Hà Nội. Vì muốn cống hiến cho tổ quốc, đất nước nên cô đã bỏ lại gia đình mình và lên chiến trường sinh sống chung với hai chị em Thao và Nho. Cô nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình.
Có thể chiến trường là một thử thách để có thể nhận biết lòng yêu nước của ba nữ thanh niên xung phong này. Trong công việc, Phương Định là một cô thanh niên can đảm, luôn lo lắng cho đồng đội hơn cả bản thân mình. Mỗi nhiệm vụ phá bom, cô đều muốn xung phong lên trước để chấp nhận gian khổ, hi sinh cho đội trưởng Thao và bé Nho. Nhiều lúc, cô thật khép kín đến nỗi cả Thao và Nho cũng tỏ ra khó hiểu.
- Kết bài:
Dù ba cô gái trẻ mỗi người đều có một tính cách riêng của mình, họ đều rạng ngời, là một tấm gương tốt cho tổ quốc Việt Nam. Tác giả đã không tô vẽ, không chú thích nhiều. Nhưng tác giả đã miêu tả cực kì chân thực, cụ thể. Ba nữ thanh niên xung phong này rất xứng đáng được trao giải thưởng những phụ nữ Việt Nam dũng cảm nhất, vì đã dám lao mình vào chiến trường thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm.