Từ phò mã (cách gọi chồng của công chúa) có từ đâu ?

pho-ma-chong-cua-cong-chua-co-tu-dau

Từ phò mã (cách gọi chồng của công chúa) có từ đâu ?

Những đại từ danh xưng cổ xưa đến nay, có cái đã thất truyền, có cái vẫn còn được nhớ đến. Có nhiều cách gọi theo địa vị, chức tước, phẩm hàm, cũng có nhiều cách gọi theo đặc điểm của đối tượng mà thành ra cách gọi truyền đời. Phò mã là một cách gọi như thế.

Từ “phụ mã (phò mã) sớm nhất hoàn toàn không phải chỉ con rể của hoàng đế. Theo ghi chép trong Hán thư, “phụ mã” là một chức quan, gọi đầy đủ là “Phụ mã đô uý, là phó xa chủ yếu phụ trách việc nắm giữ ngự dụng, thực danh là “Phó mã đô uý”, được thiết lập vào thời Hán Vũ Đế. 

Lúc đầu, đảm nhiệm chức vụ này đa phần là người trong hoàng thất hoặc ngoại thích, cũng có một số là con em của vương công đại thần, họ đều là quan thị tụng thân cận của hoàng đế. Theo sử liệu ghi chép, việc đãi ngộ chức quan này là không bạc, bổng lộc 2000 thạch.

“Phụ mã” (phò mã) được xem là danh từ chuyên dùng để chỉ con rể của hoàng đế là bắt đầu vào thời Nguỵ Tấn. Tương truyền Huyền học gia Hà Án thời Nguỵ Tấn dung mạo tuấn mĩ, Nguỵ Văn Đế hứa gả công chúa Kim Hương cho Hà Án, đồng thời trao chức “Phó mã đô uý”. Thế là các hoàng đế sau thời Nguỵ Tấn, đa phần đều phong cho chàng rể cưới công chúa là “Phó mã đô uý”. Qua một thời gian dài, mọi người cảm thấy dùng “phó mã” để chỉ thay chồng của công chúa là không thích hợp lắm, cho nên, bèn đem từ “phó mã”  đổi thành “phụ mã”. Theo sự thay đổi của danh xưng, ý nghĩa chức quan của “phụ mã” đã nhạt dần. Như rể của Tấn Tuyên Đế và Tấn Văn Đế tuy là “Phụ mã đô uý”, nhưng chỉ là cách xưng hô, không có chức vị thực tế. Về sau, mọi người cũng quen gọi chồng của công chúa là “phụ mã” (phò mã).

Trừ xưng vị “phụ mã”  (phò mã) ra, người xưa còn gọi chồng của công chúa là “đế tế”, “chủ tế” , “quốc tế” . Ngoài ra, “phụ mã” (phò mã) còn có biệt xưng, nói biệt xưng này phải bắt đầu từ Huyền học gia Hà Án. Theo truyền thuyết, Hà Án không chỉ dung mạo tuấn mĩ, mà còn có một khuôn mặt trắng như con gái. Nguỵ Văn Đế vốn tưởng Hà Án dồi phấn để gạt hoàng thất, nên dùng kế để thử. Kết quả, Hà Án lấy tay áo chùi mặt nhưng mặt vẫn trắng không thay đổi, thế là mọi người nhân mặt của Hà Án trằng như dồi phấn nên gọi anh ta là “phấn hầu” . Về sau danh xưng này cũng được dùng để chỉ chồng của công chúa. Đến triều Thanh, chồng của công chúa được có thêm phong hiệu “ngạch phụ”, chồng của công chúa do hoàng hậu sinh ra là “Cố luân ngạch phụ”, chồng của công chúa do phi tần sinh ra là “Hoà thạc ngạch phụ” .

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.