Qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hãy làm sáng tỏ ý kiến: Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh (Trần Đăng Khoa)

qua-bai-tho-anh-trang-cua-nguyen-duy-hay-lam-sang-to-y-kien-tho-hay-tho-gian-di-xuc-dong-va-am-anh-tran-dang-khoa

Qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hãy làm sáng tỏ ý kiến: Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh (Trần Đăng Khoa)

  • Mở bài:

Đã có rất nhiều nhận định bàn về vấn đề: Thế nào là một bài thơ hay? Quả thực cái tình điệu trong thơ quyết định cái hay của bài thơ nhưng không thể nào loại bỏ cái hay của hình thức. Cái hay của một bài thơ có thể nàm ở nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ đó nhưng cũng có thể nằm ở tâm hồn người thưởng thức. Theo Nguyễn Đăng Khoa: “Một bài thơ hay là bài thơ có sự kết hợp của các yếu tố: giản dị, xúc động và ám ảnh”. Ba yếu tố này cùng một lúc được thể hiện hoà quyện trong bài thơ. Nó là kết tinh tình cảm nồng cháy và lí trí một cách nhuần nhuyễn mang tính nghệ thuật của nhà thơ.

  • Thân bài:

1. Thế nào là giản dị, xúc động và ám ảnh trong thơ?

“Giản dị”: là sự thể hiện chân thực nhất, bình thường nhất, không công phu đẽo gọt nhưng cũng không sơ sài, tùy tiện. Thơ thực như cuộc sống vốn có. Giản dị để làm nên cái hay của một bài thơ là kết quả của quá trình tinh luyện. Nó thể hiện ở đề tài, ngôn ngữ, trong đặt câu, hiệp vần, trong sử dụng hình ảnh và nội dung thể hiện…

“Xúc động”: là khả năng làm rung cảm trái tim người đọc, kết nối tình cảm của nhà thơ và tâm cảm của người đọc. Trước hết là sự xúc động của chính nhà thơ. Thơ là tiếng lòng của thi nhân trong một sự dồn nén cao độ của cảm xúc. Từ tiếng lòng của thi nhân, bằng thơ và qua thơ tạo sự giao cảm và hội ngộ về cảm xúc giữa đọc giả và nhà thơ từ đó thầy được thơ và sự giao hoà giữa thế giới riêng tư của cá nhân và xã hội. Thơ đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp góp phần nâng cao và bồi dưỡng tâm hồn con người.

“Ám ảnh”: là sức mạnh lan toả, đậm sâu, bám giữ của ý thơ trong tâm thức của người đọc. Những cảm xúc về vấn đề tác giả thể hiện trong bài thơ phải thực sự có sức gợi: gợi cho người đọc những trăn trở, nghĩ suy; để lại trong tâm hồn người đọc những cảm xúc không thể nào quên.

→ Một bài thơ hay là phải tạo nên một trường thẩm mĩ mới về mặt mĩ cảm với các vẻ đẹp mang chiều sâu của cảm xúc, ngôn ngữ, hình ảnh, ý tưởng, hình tượng… Về mặt thi cảm, nhà thơ phải tạo ra những rung động tinh tế về mặt cảm xúc. Về mặt Thi ảnh, nhà thơ phải khắc họa được ấn tượng về mặt hình ảnh. Về mặt thi ngôn, nhà thơ phải có những sáng tạo bất ngờ về mặt ngôn ngữ. Về mặt Thi tứ, nhà thơ phải có lập ngôn sâu sắc về mặt tư tưởng. Về mặt thi hình, nhà thơ phải có những những phát hiện mới lạ về hình tượng thơ. Về mặt Thi điệu, nhà thơ phải có khám phá về mặt âm nhạc, âm điệu và nhịp điệu thơ. Về mặt Thi ý, nhà thơ phải có những phát hiện độc đáo về mặt ý tưởng thơ. Một bài thơ hay nhất định đã đáp ứng phần lớn các yếu tố trên.

2. Tính giản dị, xúc động và ám ảnh trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.

– Tính giản dị, xúc động và ám ảnh được thể hiện trong bài thơ qua đề tài, chủ đề, cấu tứ, ngôn ngữ, hình ảnh hình tượng … của bài thơ

– Bài thơ có nội dung chủ đề rất quen thuộc, đã trở thành đạo lí của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ

– Để thê hiện nội dung chủ đề nhà thơ chọn trăng – hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hồn nhiên, khoáng đạt, tươi mát, làm biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hẳng của đời sống, gợi nhắc con người cùng có thái độ sống ân nghĩa, thủy chung.

– Cả bài thơ có sáu khổ thơ được viết theo thể ngũ ngôn rất bình dị tạo giọng điệu tâm tình sâu lắng, tự nhiên như một lời tự nhắc nhở, đồng thời cũng là sự sẻ chia, gợi nhắc với mọi người

– Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với trữ tình. Từ câu chuyện của người lính – nhân vật trữ tình trong bài thơ, người đọc cảm nhận được những cảm xúc sâu lắng, xúc động, những trăn trở suy nghĩ mà tác giả muốn gửi gắm.

– Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo tính chân thực, bình dị, có sức truyền cảm sâu sắc, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

  • Kết bài:

Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ tự nhiên, chân thành và thấm thía qua cách chọn lọc các hình ảnh, chọn tình huống, lựa chọn từ ngữ.

Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

 

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nếu ý nghĩa biểu tượng ánh trăng ở khổ cuối bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.