Qua bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh, hãy chứng minh: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.
* Khổ thơ 1:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
– Tính từ “bỗng” bất ngờ, ngạc nhiên, ngỡ ngàng, thích thú
– Hình ảnh “hương ổi” được cụ thể hóa qua sự chuyển đổi cảm giác; “hương ổi” không phải chỉ được cảm nhận bằng khứu giác mà còn được cảm nhận bằng các giác quan khác nữa như thị giác, xúc giác qua cách sử dụng từ “nhận ra”
– Hình ảnh “hương ổi” đặc trưng của mùa thu mộc mạc, đơn sơ, giản dị + hương ổi thơm dịu, nhẹ, thanh
→ Hấp dẫn, thoải mái, nhẹ nhàng.
– Động từ “phả” hương ổi nhiều, đậm đặc, nhẹ nhành, lan tỏa, bao trùm không gian.
– Hình ảnh “gió se” gió mang theo hơi lạnh.
→ Tâm trạng ngạc nhiên, ngỡ ngàng thích thú của nhà thơ khi phát hiện hương ổi lan tỏa ko gian và lẫn vào trong gió bắt đầu se lạnh
– Phép nhân hóa “sương trùng trình qua ngõ” khiến cho người đọc có thể hình dung, cụ thể hóa sương như hình khối di chuyển chậm chạp qua từng ngõ nhỏ
– Từ phỏng đoán “hình như” chưa chắc chắn chưa rõ ràng. Từ “đã” khẳng định chắc chắn. Kết hợp “hình như” + ”đã” → khẳng định về sự hiện diện của mùa thu qua những tín hiệu “hương ổi” “gió se”, “sương chùng chình” (mơ hồ)
→ Thơ xưa viết về mùa thu thường sử dụng những tín hiệu như lá vàng, áo mơ phai, lá ngô đồng rụng, hoa cúc nhưng Hữu Thỉnh lại sử dụng những thi liệu khác mộc mạc, đơn sơ, giản dị nhưng cũng là đặc trưng của mùa thu.
* Khổ thơ 2:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
– Nhân hóa: Sông “dềnh dàng” dòng chảy nhẹ, chậm, thong dong, dịu dàng. Chim “vội vã” bay đi di trú → Hình ảnh của thiên nhiên như “sông” “chim” nắm bắt được tín hiệu giao mùa của mùa thu nên đã chuyển mình phù hợp với không gian
– Đối lập hoạt động của “sông” hoạt động của “chim”: sông dềnh dàng / chim vội vã → Nổi bật tín hiệu: Mùa thu đã thực sự hiện diện
– Nhân hóa “đám mây … sang thu” ranh giới vô hình của mùa hạ và mùa thu bỗng trở nên cụ thể rõ nét qua hình ảnh của đám mây. Đây là một hình ảnh rất sáng tạo, độc đáo của Hữu Thỉnh thể hiện cái nhìn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.
→ Như một sự khẳng định mùa thu đã thực sự hiện hữu đang lan tỏa khắp đất trời qua cái nhìn say sưa, sự liên tưởng thú vị của tác giả.
* Khổ thơ 3:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
– Đối lập: Vẫn còn / vơi dần; Nắng / mưa. Nắng lan tỏa khắp không gian (còn nồng nàn). Mưa thưa dần, ít dần, hết dần → Bước chân của mùa thu đang lấn át dần không gian để khẳng định sự làm chủ. Còn mùa hạ thì đang lui dần nhường chỗ cho mùa thu.
– Ẩn dụ: “sấm” là những biến động, khó khăn, bất ngờ trong cuộc sống. “Hàng cây đứng tuổi” là những người lớn tuổi, từng trải, giàu kinh nghiệm → Những người từng trải không còn quá bất ngờ trước những biến động của cuộc sống.
→ Từ sự hiện diện của mùa thu, tác giả suy ngẫm về đời người: trải qua thời gian, con người dần trưởng thành, điềm tĩnh hơn trước những biến động, đổi thay của cuộc đời.
Nhận xét:
– Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sang Thu đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi những suy ngẫm, chiêm nghiệm về đời
– Tình yêu thiên nhiên với những rung động nhỏ bé, thầm kín, tinh tế giúp sống cao đẹp giàu giá trị nhân văn. Vì thế, với “Sang thu”, ta không thể chỉ đọc một lần, không chỉ đọc bằng lí trí hay tình cảm mà phải đọc bằng cả tâm hồn.