Phân tích ý nghĩa bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

phan-tich-y-nghia-bai-tho-sang-thu-cua-huu-thinh-10418-2

Ý nghĩa bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

  • Mở bài:

Hữu Thỉnh thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thòi kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ Hữu Thỉnh mang đậm hồn quê Việt Nam dân dã, mộc mạc tinh tế và giàu rung cảm. Bài thơ Sang thu là một trong những tác phẩm tiêu biểu của hồn thơ Hữu Thỉnh.

  • Thân bài:

Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, đặc biệt về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương; trước đất nước trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng. Bài thơ “Sang thu” được hữu tĩnh sáng tác vào cuối năm 1977, In lần đầu tiên trên báo văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ đã mang đậm dấu ấn phong cách viết của thi sĩ. Với những lời thơ mộc mạc, chân thành, tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên trong khảng khắc sang thu tinh tế, nhẹ nhàng để từ đó kín đáo bộc lộ tâm trạng cùng những suy nghiệm của mình về cuộc đời của con người.

Mở đầu bài thơ là những chuyển biến nhẹ nhàng mà tinh tế của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa. Thiên nhiên vốn là người bạn thân thiết đối với mỗi thi nhân. Đó không những là nguồn cảm hứng mà còn là nơi để thi nhân gủi gắm tâm tư, tình cảm và ước vọng của mình. Bởi thế, mọi sự chuyển động của thiên nhiên đều khiến các thi nhân chú ý. Hữu Thỉnh, trong buổi sớm hôm ấy đã nhận ra một điều khác lạ, tuy hết sức kín đáo nhưng cũng đủ khiến nhà thơ để tâm:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào lòng trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Từ “bỗng” mở đầu bài thơ thông báo về sự xuất hiện đột ngột của sự vật trong không gian. Nhân vật trữ tình chợt cảm nhận thấy bao điều trong sự xuất hiện đột ngột ấy. Một sự bất ngờ nhưng đã đợi sẵn, đợi từ lâu một nét thân quen rồi để giờ đây có dịp lại buông ra ngay. Tín hiệu để tác giả nhận ra màu thu ở đây trước hết là “hương ổi” chứ không phải là những nét đặc trưng của mây trời trong xanh hay sắc vàng hoa mơ của hoa cúc như trong thơ cổ điển. Mùi hương quê nhà mộc mạc ấm nồng của sớm mùa thu ở một miền quê Bắc bộ được gió đưa trong không khí cứ lang tỏa, thoảng thoảng bay. Sau cảm nhận bằng khứu giác đó là sự cảm nhận bằng  xúc giác “gió se”

Gió đã khô và lạnh của khí thu. Đó còn là sự cảm nhận về thị giác qua hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ”. Có thể nói thơ đã tập trung mọi giác quan để cảm nhận không gian thu đang xích lại gần. Hai chữ “hình như” vừa như thầm hỏi, lại vừa bao hàm một sự khẳng định. Mùa thu đến mà như chưa đến, bất ngờ, đột ngột. Những tín hiệu đầu tiên tuy đã rất rõ ràng nhưng chưa đủ để khẳng định mùa thu đã thực sự bước sang. tác giả sợ rằng mình có thể nhầm lẫn nên chưa vội khẳng định mà chỉ phỏng đoán mà thôi.

Trong đoạn thơ, nhà thơ đã sử dụng rất nhiều những từ ngữ mang tính gợi tả, một chữ “phả” kia đủ gợi hương thơm như ánh sáng. Hương vị ấy không là “thoảng”, là “bay”“quyện” nữa mà ngào ngạt “phả” vào không gian với một mức độ đậm đặc khác thường. Cái dư vị của hương thơm ấy cứ quấn quýt, vương vấn lại trong không gian nồng cuộn với đồng, với ruộng., với làn quê yên bình. Từ tượng hình “chùng chình” gợi cảm giác sương đang gượng lại mịt mù hơi nước chưa kịp lan tỏa vào không gian. “Chùng chình” hay chính là sự bịn rịn, lưu luyến, ngập ngừng của thi sĩ khi chợt nhận ra đã qua rồi mùa hạ. Cái “ngõ” mà sương theo gió đang ngập ngừng đi qua vừa là cái ngõ xóm thực, vừa là cái cửa ngõ thời gian thông nhau của hai mùa. Âm điệu của đoạn thơ nhẹ nhàng, mang mác rất phù hợp với không khí thu.

Những biến chuyển mãnh liệt trong không gian lúc đất trời sang thu được thể hiện ở đoạn thơ sau. Để thật chắc chắn rằng mùa thu đã bước sang, nhà thơ vội chạy ra với đất trời rộng lớn. Ông ngỡ ngàng, say mê khi nhìn thấy vạn vật đang chuyển động hết sức mãnh liệt:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nữa mình sang thu

Không gian mùa thu không chỉ ở quanh “ngõ” nữa mà cả trời thu. Bức tranh thu từ không gian vô hình đã nhường chỗ cho những gì rất rõ ràng, cụ thể. Thiên nhiên được quan sát là một không gian rộng lớn, nhiều tầng bậc hơn. Bức tranh thu từ những gì vô hình đã nhường chỗ cho những gì là cụ thể. Từ những vô hình ẩn kín của “hương”, “gió”,” sương”, chuyển sang những nét hữu tình, cụ thể, rõ ràng của “sông”, “chim”, “mây”. Từ không gian hẹp, nhỏ hơn đến với một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời. Thu lại về trên quê hương, trên những con đường bờ đê và trên cả những con sông, cánh chim trời. Cái bỡ ngỡ ban đầu chợt tan biến đi nhường chỗ cho sự rung cảm mảnh liệt trước mùa thu. Dòng sông không cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp như những ngày mưa lũ mùa hạ nữa mà cứ dềnh dàng như còn luyến lưu với bờ xinh, bãi đẹp. Tương phản với dòng sông, cánh chim lại bắt đầu vội vã chuẩn bị cho cuộc hành trình di trú vạn dặm phương nam. Hơi thu lạnh tràn về làm cho chúng phải khẩn trương hơn

Cách dùng từ của tác giả một lần nửa thể hiện sự phong phú, giàu có về chữ nghĩa. Từ láy “dềnh dàng” gợi tả liên tưởng đến dòng sông êm ả, đang lắng lại, đang trầm xuống trong lững lờ như ngẩm nghĩ, suy tư. Đàn chim chỉ mới “bắt đầu vội vã” thôi, chứ chưa phải là đang vội vã. Phải tinh tế mới có thể nhận ra sự “bắt đầu” này trong những cánh chim bay. Điểm thêm vào bức tranh còn là hình ảnh “đám mây mùa hạ” đang nhuộm dần sắc thu. Cái cách mùa hạ chuyển giao cho mùa thu trong thật kì lạ. Có cái gì đó như không muốn tách rời, không muốn từ bỏ khi đám mây: “vắt nửa mình sang thu”. 

Lối diễn đạt nhân hóa của nhà thơ thật là độc đáo. Hình như trong đám mây đó còn một vài làn nắng ấm áp của mùa hè nên mới “vắt nửa mình”. Từ “vắt” tạo cho đám may như một dải lụa mềm mại trên bầu trời nửa đang còn là mùa hạ, nữa đang nghiên về mùa thu. Thu về làm cho bao cảnh vật thay đổi và đám mây cũng khác lạ, rõ ràng, chỗ chứa của nhân vật chữ tình vẫn đang nơi mùa hạ. Cái buổi giao thời từ hạ sang thu sao mà miễn cưỡng, dùng dằng đến thế!

Khác với những bức tranh mùa thu khác trong thơ ca dân tộc, Hữu Thỉnh không tả “trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” như Nguyễn Khuyến mà chỉ điểm vào bức tranh thu một chút mây vương lại của mùa hè vừa qua… Người đọc không khỏi thích thú với cấu trúc đổi tự nhiên chặt chẽ và tuyệt đẹp như trong thơ cổ điển. Bởi thế mà, khi đọc bài thơ ta thấy mùa thu vừa mới chớp rất nhẹ,rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả trời đất đang rùng mình thay mới. Âm điệu thơ nhẹ nhàng, trầm lắng tạo không khí thu như thái, lắng động, chậm rãi, lâng lâng.

Với một đoạn thơ ngắn vẻn vẹn hai khổ thơ rất đẹp về mặt tạo hình, rất tinh tế trong cảm nhận, nhà thơ đã dựng lại bức tranh thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động. Kết hợp với những từ láy rất riêng và một giọng thơ có thoảng ngỡ ngàng, vừa vui sướng, Hữu Thỉnh như đưa ta về một miền quê dân dã ấm áp tình người.

Dấu hiệu mùa thu đã qua rõ qua không gian, thời gian, để cho nhân vật trữ tình trực diện với mùa thu thì ở khổ thơ cuối lại kiếm tìm những dấu hiệu mùa hạ còn sót lại qua hình ảnh “nắng”, “mưa”,” sấm”. Đó chính là sự khẳng định sức sống mảnh liệt của tâm hồn dù đã “sang thu” vẫn còn rao rực hạ nắng. Những từ ngữ “vẫn còn”, “vơi dần”, “cũng bớt” thể hiện sự đón nhận bằng kinh nghiệm bằng suy ngẫm chứ không phải bằng cảm nhận trực tiếp như hai khổ thơ trước. Trong khổ thơ này không được quan sát từ gần ra xa, thấp lên cao mà thu đang từ thu vào tâm tưởng, đang lắng đọng lại trong suy tư.

Đoạn thơ cuối là những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời của tác giả:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt ngất ngờ
Trên hàng cây đúng tuổi.

Theo lời tác giả cái “đứng tuổi” của cây còn gợi cho ông liên tưởng đến một thế giới khác, thế giới sang thu của hồn người. Vẻ chín chắn, điềm tỉnh của hàng cây trước sấm sét, bão giông vào lúc sang thu hay đó là sự từng trải, chín chắn, thâm trầm, điềm đạm của con người sau những bão táp của cuộc đời? Bài thơ là sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đâu thu hay là sự ngập ngừng dùng dằng của một tâm hồn, một cuộc đời trong buổi giao thời khi bắt đầu “sang thu”? Phải chăng một không gian hạ nắng vẫn đang rạo rực tâm tư? Bút pháp ẩn dụ được tận dụng khéo léo và kín đáo.

Cấu trúc bài thơ theo một trình tự tự nhiên hợp lý. Đó cũng là diễn biến mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong buổi giao thời “sang thu” từ chỗ lãng tránh, chưa thật dứt khoát đến chấp nhận “sang thu” cũng đủ cho ta thấy sự dùng dằng của tâm tư trước sự biến thiên của quy luật thời gian. Bài thơ như đưa ta trở về với khung cảnh thân thuộc của lang quê việt nam. Nó vẫn làm say lòng người, gieo vào tâm hồn chúng ta những cảm xúc nhẹ nhàng, góp phần thanh lọc tâm hồn giữa chốn phồn hoa đô hội… khoảng khắc thu được Hữu Thỉnh miêu tả sao mà bình dị và đáng yêu đến thế.

Gửi cả nỗi niềm vào bài thơ, ta bắt gặp đây là một hồn thơ, một nguồn thi cảm không bao giờ vơi cạn trước thiên nhiên, cuộc sống. Bài thơ chính là sự cưỡng lại, níu kéo thời gia, một sự dùng dằng khó tả của một tâm hờn không bao giờ già đi theo năm tháng. Ai gắn bó nhiều với thôn quê, đều có thể cảm nhận được cái hồn xứ sở rất đổi thân thương trong đó…

  • Kết bài:

Với thể thơ năm chữ mộc mạc, âm điệu trầm lắng, lời thơ giản dị mà tinh tế, hình ảnh đơn sơ mà gợi cảm, tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên trong khoảng khắc giao mùa để từ đó kín đáo bộc lộ tâm trạng cùng những suy nghiệm của mình về cuộc đời của con người. Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đánh thức tình cảm của mỗi người về tình yêu quê hương đất nước và suy ngẫm về cuộc đời.

Lựa chọn ngôn từ là yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công của một tác phẩm thơ ca. Bằng việc phân tích nghệ thuật, sử dụng ngôn từ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

12 Trackbacks / Pingbacks

  1. Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là “Khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lý” - Theki.vn
  2. Đọc - hiểu văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh) - Theki.vn
  3. Ôn tập luyện thi văn bản: "Sang thu" (Hữu Thỉnh) - Luyện thi tuyển sinh 10 - Theki.vn
  4. Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên giao mùa trong bài thơ "Sang thu" - Theki.vn
  5. Cảm nhận hình ảnh thiên nhiên trong "Mùa xuân nho nhỏ" và "Sang thu" - Theki.vn
  6. Cảm nhận ý nghĩa hai câu thơ cuối bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh - Theki.vn
  7. Cảm nhận ý nghĩa khổ thơ 1 bài thơ "Sang thu" - Theki.vn
  8. Hướng dẫn luyện thi văn bản: "Sang thu" của Hữu Thỉnh - Luyện thi tuyển sinh - Theki.vn
  9. Phân tích bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh - Theki.vn
  10. Cảm nhận tình yêu thiên nhiên thiết thiết qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải và bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh - Theki.vn
  11. Cảm nhận dòng chảy tâm trạng của nhà thơ Hữu Thỉnh qua bài thơ Sang thu - Theki.vn
  12. Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa thu Bắc bộ trong bài thơ "Sang Thu" của Hữu Thỉnh - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.