qua-phan-tich-cac-tac-pham-cua-nam-cao-hay-lam-ro-y-kien-o-nam-cao-co-hien-tuong-de-tai-hep-ma-tu-tuong-rong-chu-de-lon

Qua phân tích các tác phẩm của Nam Cao, hãy làm rõ ý kiến: Ở Nam Cao có hiện tượng đề tài hẹp mà tư tưởng rộng, chủ đề lớn.

Trong bài Nhớ Nam Cao, nghĩ về mấy bài học trong sáng tác của ông, nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: Ở Nam Cao có hiện tượng đề tài hẹp mà tư tưởng rộng, chủ đề lớn. (Nhà văn, tư tưởng và phong cách)

Anh chị hãy bình luận ý kiến trên và phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao để minh họa.

  • Mở bài:

Nam Cao (1915 – 1951) là một nhà văn và cũng là một chiến sĩ, liệt sĩ người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng Tháng Tám), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.

Nhận xét về sáng tác của Nam Cao, Trong bài “Nhớ Nam Cao, nghĩ về mấy bài học trong sáng tác của ông”, nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Ở Nam Cao có hiện tượng đề tài hẹp mà tư tưởng rộng, chủ đề lớn”.

  • Thân bài:

1. Giải thích nhận định.

– Phân biệt sự khác nhau giữa đề tài, chủ đề, tư tưởng để thấy giá trị của một tác phẩm, vị trí của một tác giả không phụ thuộc vào đề tài mà do chiều sâu của chủ đề, tư tưởng nghệ thuật quyết định.

– Ý kiến của GS. Nguyễn Đăng Mạnh muốn khẳng định nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao: thường viết về những chuyện vặt vãnh, chuyện xoàng xĩnh hàng ngày nhưng lại chứa đựng những vấn đề to lớn, vượt qua phạm vi của đề tài.

2. Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu để khẳng định ý kiến:

Toàn bộ sáng tác của Nam Cao tập trung vào 2 chủ đề chính: Cuộc sống người nông dân lầm than và người trí thức nghèo. Nam Cao quan tâm tới đời sống tinh thần của họ và đặc biệt hứng thú với việc khám phá “con người trong con người” (sau vẻ bề ngoài của Chí Phèo, thị Nở, lang Rận… còn có một con người khác mà chỉ những ai cố công tìm hiểu mới phát hiện được) Ông quan niệm “bản tính cốt yếu của sự sống là cảm giác và tư tưởng” (Sống mòn). Cảm giác, tư tưởng càng sâu sắc, linh diệu thì sự sống càng cao. Vì thế, Nam Cao đặc biệt chú ý tới chiều sâu bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của hành động.

a. Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám năm 1945:

– Tác phẩm của Nam Cao xoay xung quanh 2 mảng đề tài: người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. Không gian nghệ thuật thường hạn hẹp: không gian làng Vũ Đại, không gian trường tư thục, không gian gia đình với những chuyện cơm áo, gạo tiền…; chuyện thường ít nhân vật, xoay xung quanh những chuyện va chạm vặt vãnh giữa vợ – chồng, chủ – kẻ ở, người làm thuê, va chạm giữa những người hàng xóm…

– Từ “những chuyện không muốn viết” ấy, Nam Cao đã đặt ra vấn đề to lớn, có ý nghĩa sâu sắc. Đó là sự day dứt đến đau đớn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính trong hoàn cảnh sống phi nhân đạo; Đó là những băn khoăn muôn thuở về cá nhân – xã hội, lý tưởng – hiện thực, về nghệ thuật – tình thương, về nhân cách và hoàn cảnh…

* Lưu ý: Phân tích sâu một vài tác phẩm tiêu biểu thuộc về đề tài nông dân và đề tài trí thức tiểu tư sản để làm sáng tỏ: “Chí Phèo”, “Đời thừa”, “Sống mòn”…

b. Sáng tác của Nam Cao sau cách mạng Tháng 8 năm 1945:

– Nam Cao sáng tác không nhiều. Ông hy sinh giữa lúc tài năng đang ở độ phát triển nhất. Tác phẩm xuất sắc nhất là “Đôi mắt”. Chuyện chỉ là một cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa hai nhà văn lâu ngày gặp lại: một người sống nhàn nhã, phong lưu trong một ngôi nhà kín cổng cao tường giữa chốn tản cư; một người tình nguyện làm anh tuyên truyền viên nhãi nhép, lăn lộn với cuộc kháng chiến của nhân dân để tích lũy vốn sống…

– Từ đề tài tưởng như chẳng có gì đáng kể ấy, Nam Cao đã đặt ra vấn đề vừa mang tính thời sự, vừa là vấn đề muôn thuở đối với người nghệ sỹ: Đó là vấn đề “nhận đường”, là cách nhìn, chỗ đứng (lập trường) của người cầm bút đối với quần chúng, với cuộc kháng chiến của dân tộc, và với hiện thực nhiều chiều của cuộc sống nói chung …

3. Đánh giá, mở rộng:

– Lý giải nguyên nhân vì sao đề tài hẹp mà nhà văn lại tạo được tư tưởng rộng, chủ đề lớn:

+ Sáng tác của Nam Cao mang đậm tính chất triết lý.

+ Nam Cao chú trọng đi sâu phân tích tâm lý nhân vật (khai thác hiện thực không phải ở bề rộng mà ở chiều sâu).

+ Chi tiết chân thực, cụ thể, có tính khái quát cao…

– Khẳng định ý kiến đánh giá của GS Nguyễn Đăng Mạnh: giúp ta nhận rõ giá trị to lớn trong sáng tác của Nam Cao, từ đó có cách tiếp nhận phù hợp những tác phẩm giàu tính chất triết lý của nhà văn.

– Khẳng định tài năng, tâm huyết của Nam Cao: luôn tìm tòi, sáng tạo, lao động nghệ thuật nghiêm túc và tâm huyết để khơi những nguồn mới.

– So sánh với những tác phẩm của những tác giả khác để khẳng định đóng góp và vị trí của Nam Cao trong lịch sử văn học Việt Nam.

Phân tích con đường hóa và quá trình hồi sinh của nhân vật Chí Phèo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang