Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết giọt nước mắt của nhân vật Chí Phèo khi được thị Nở chăm sóc và khi bị thị Nở cự tuyệt.

cam-nhan-cua-anh-chi-ve-chi-tiet-giot-nuoc-mat-cua-nhan-vat-chi-pheo-trong-truyen-ngan-cung-ten-cua-nha-van-nam-cao-khi-duoc-thi-no-cham-soc-va-khi-bi-thi-no-cu-tuyet

Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết giọt nước mắt của nhân vật Chí Phèo khi được thị Nở chăm sóc và khi bị thị Nở cự tuyệt.

  • Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Nam Cao và truyện ngắn “Chí Phèo”: Nam Cao là nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học hiện thực phê phán trước năm 1945. Chí Phèo được xem là kiệt tác của nền văn học Việt Nam thé kỷ XX.

– Giới thiệu nhân vật Chí Phèo và chi tiết giọt nước mắt: Chí Phèo chìm đắm trong rượu và tội ác. Cho đến khi thị Nở mang đến cho hắn niềm hi vọng, hắn đã khóc. Thế nhưng, hạnh phúc mong manh sớm đổ vỡ, quá đau đớn, nước mắt lại lăn trên má Chí một lần nữa.

  • Thân bài:

1. Giọt nước mắt của Chí Phèo.

* Khi được thị Nở chăm sóc:

– Sau những năm dài tha hoá, một hôm Chí Phèo uống rượu say và gặp thị Nở.

– Sáng hôm sau, Chí thức tỉnh. Thị Nở xuất hiện với nồi cháo hành Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên, hắn thấy mắt hình như ươn ướt.

* Khi bị cự tuyệt:

– Sau năm ngày, Thị Nở về hỏi ý kiến bà cô. Bà cô thị không chấp nhận cho thị lấy Chí Phèo – không chấp nhận hắn trở về với xã hội loài người.

– Thị Nở nói với Chí lời bà cô. Ban đầu, Chí ngạc nhiên, hiểu ra hắn buồn và tìm đến rượu Hắn ôm mặt khóc rưng rức.

2. Biểu hiện của giọt nước mắt:

* Khi được thị Nở chăm sóc:

– Cảm động vì lần đầu tiên hắn được săn sóc, yêu thương, được đối xử như con người.

– Dấu hiệu trở về của nhân tính giọt châu chưng cất bản chất lương thiện trong tâm hồn Chí Phèo, sự hồi hộp dù rất mong manh được trở lại làm người, những bước chập chững đầu tiên từ kiếp quỉ về với kiếp người.

→ Chí Phèo là một con người cô đơn, bị cả làng xa lánh. Thị Nở đến với hắn bất ngờ, quan tâm hắn, khiến hắn ấm lòng, cảm động “lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho”. Một con người tưởng đã chai lì cảm xúc (con quỷ), vẫn có thể thấy “mắt mình hình như ươn ướt” vì cảm động – cảm xúc chưa từng có. 

* Khi bị cự tuyệt:

– Rất nhiều sắc thái tâm trạng: Đắng cay, tuyệt vọng, ăn năn, hối hận…

– Đỉnh điểm bi kịch của con người, nỗi đau tinh thần lớn lao, đánh dấu sự chấm hết trên con đường trở về với xã hội loài người.

→ Chí Phèo bị Thị Nở từ chối tình yêu vì định kiến xã hội (bà cô): “Thị chống hai tay vào háng, vênh vênh cái mặt lên… trút vào hắn tất cả những lời của bà cô”. Diễn biến tâm trạng của Chí rất phức tạp: “hắn ngạc nhiên”, “hắn sửng sốt”, “hắn ôm mặt rưng rưng khóc”. Giọt nước mắt thực sự đầu tiên đã rơi xuống. Giọt nước mắt ấy là bi kịch bị từ chối quyền làm con người. Trước khi gặp Thị Nở: Hắn là một con quỷ, chưa từng ngớt cơn say – Thị Nở đến: Cứu vớt tâm hồn hắn, thậm Chí hắn đã mở được trở lại xã hội. Giờ đây, Thị Nở lại đẩy hắn xuống vực thẳm bởi lề thói xã hội. Chí Phèo tìm đến rượu để quên, để lấy lại sức mạnh.Càng uống càng tỉnh, thấy “thoang thoảng mùi cháo hành”. Con người trong hắn đã thức tỉnh. 

3. Đánh giá khái quát.

– Nghệ thuật thể hiện: Lời nửa trực tiếp, nhân vật hiện lên qua ngoại hình và từ đó bộc lộ nội tâm.

–  Ý nghĩa:

+ Cùng là giọt nước mắt nhưng trong mỗi hoàn cảnh khác nhau chúng thể hiện những sắc thái khác nhau song đều hướng tới thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm và tài năng nghệ thuật của nhà văn

+ Phản ánh hiện thực xã hội đen tối không cho con người được làm người

+ Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người lao động ẩn sau vẻ ngoài xấu xí

+ Giai cấp thống trị dù có độc ác, tàn bạo đến đâu cũng không thể dập tắt được bản chất tốt đẹp, khát khao làm người của người lao động

+ Tài năng trong việc lựa chọn chi tiết và phân tích nội tâm nhân vật của Nam Cao.

→ Nam Cao vô cùng tài năng trong nghệ thuật phân tích tâm lý của nhân vật. Ông hóa thân vào từng nhân vật của mình, để sống, để cảm nhận để miêu tả cho rõ nỗi đau xót, thống khổ của họ. Mỗi giọt nước mắt trong nhân vật của ông đều là những giọt nước mắt của một cuộc đời đầy bi kịch như lão Hạc, như nhà văn Hộ (Đời thừa) … Những giọt nước mắt của nhân vật trong tác phẩm của ông rất giàu ý nghĩa, nó đã góp phần làm nổi bật tư tưởng và chủ đề mà ông muốn thể hiện.

  • Kết bài:

– Chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo khiến cho người đọc không Chí băn khoăn với số kiếp đầy bi kịch của hắn mà còn ám ảnh tới tận cùng về cuộc đời của hắn. Nam Cao đã xây dựng hình tượng một Chí Phèo không chỉ biết rạch mặt, ăn vạ như một con quỷ mà còn có những cảm xúc rất đời thường, rất người nữa. Thông qua hình ảnh đó, ông muốn thể hiện mặt trái của xã hội, kết án đanh thép xã hội đã đẩy con người tới tận cùng đau khổ mà bị tha hóa, lưu manh. Đồng thời, ông cũng khẳng định niềm tin về tâm hồn lương thiện của họ, dù có bị vùi dập tới mất cả nhân hình, nhân tính vẫn sẽ luôn còn mãi, Chí là cần người tìm ra, khơi gợi lên mà thôi.

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Ý nghĩa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.