Tác động của hoàn cảnh xã hội lên các nhân vật trong truyện ngắn Chí Phèo

tac-dong-cua-hoan-canh-xa-hoi-len-cac-nhan-vat-trong-truyen-ngan-chi-pheo

Tác động của hoàn cảnh xã hội lên các nhân vật trong truyện ngắn Chí Phèo.

Tác phẩm Chí Phèo được đổi tên 3 lần, ban đầu tác phẩm có tên Cái lò gạch cũ, với tên gọi đầu tiên này đã nói lên hoàn cảnh ra đời của Chí Phèo. “Cái lò gạch cũ” là hình ảnh mở đầu và kết thúc tác phẩm, nó là chi tiết không thể thiếu và gắng liền với số mệnh của Chí Phèo. Với tên gọi này thì giá trị hiện thực của tác phẩm thêm sâu sắc và sinh động. Tác phẩm được đổi tên lần hai sau khi được in thành sách (1941), nhà xuất bản tự đổi tên tác phẩm với nhan đề Đôi lứa xứng đôi. Với tên gọi này, sẽ hướng người đọc tới mối tình giữa Thi Nở và Chí Phèo, dẫn người đọc thấy ra sự tàn ác của làng Vũ Đại và Bá Kiến đối với Chí Phèo và nêu cao sự gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở đã làm thay đổi vận mệnh cuộc đời Chí. Nhưng tên gọi này vẫn không đủ nói lên giá trị hiện thực và làm lu mờ đi nhiều giá trị quan trọng khác trong tác phẩm. Và sau cùng nhà văn Nam Cao đã quyết định đổi tên thành Chí Phèo, lấy tên gọi nhân vật chính của câu chuyện. Với nhan đề này thì mọi giá trị của tác phẩm đều hiện hữu, bởi tựa đề đã đề cập tới một thân phận cụ thể, số phận ấy mang cả giá trị hiện thực lẫn giá trị nhân đạo.

Xung quanh tác phẩm Chí Phèo với bao là nhân vật, có thể nói những nhân vật được xem là khơi nguồn, làm nên “chuyện”, rồi tạo sự kịch tính, sự xung đột trong tác phẩm được đẩy lên cao trào như: Bá Kiến hay vợ Bá Kiến. Hoặc nhân vật được nhắc đến chỉ sau Chí Phèo đó là Thị Nở. Thị Nở được nhắc đến trong tác phẩm như “đồng hình”, “đồng dạng” với Chí Phèo và là nhân vật quan trọng, điểm nhấn trong tác phẩm, chính Thị Nở đã đẩy cuộc đời Chí một ngã rẽ khác, một kết cục khác…

Thị Nở xứng đáng là nhân vật tiêu biểu. Thế nhưng, tất cả chi tiết trên, những nhân vật đó không thể che lấp hay thay vị trí hình ảnh Chí, rất riêng của Chí Phèo trong tác phẩm. Nhân vật Chí là nhân vật trung tâm, là “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại và cũng thật táo bạo khi cho Chí Phèo là “một thiên thần” trong vô số các nhân vật trong tác phẩm. Nhân vật Chí không thể là điểm nhấn, cũng không phải chi phối tác phẩm,… nhưng là quyết định của tác phẩm, có Chí Phèo, có cuộc đời của Chí thì mới có tác phẩm. Vì thế không có sự bất ngờ khi Nam Cao chọn lấy tên nhân vật làm nhân đề cho tác phẩm của mình Chí Phèo và nhân vật trung tâm là Chí.

Tác phẩm đã đem lại cho người đọc một hiện thực mạnh mẽ, một bức tranh đen tối, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám. Xã hội giai đoạn 1930 – 1945 rối ren, nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ dưới ách thống trị thực dân phong kiến và sự mâu thẫn giữa các giai cấp. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai câp vô sản và địa chủ phong kiến.

Trong tác phẩm Chí phèo, Nam Cao đã khám phá một hiện thực riêng biệt của mình, không chỉ phê phán xã hội thực dân phong kiến, thế lực thống trị xã hội , yêu thương cảm thông cho những con người bị vùi dập, chà đạp trong xã hội mà còn suy ngẫm hiện thực của một con người, khi không còn là chính mình, không còn xã hội thừa nhận là con người thông qua bối cảnh xã hội như thế. Cái xã hội đức trị và trọng danh phẩm đã không có xuất hiện trong làng Vũ Đại trong tác phẩm Chí phèo của Nam Cao thay vào đó là tầng lớp thống trị quành hành và tầng lớp bị trị luôn bị tha hóa. Do vậy tôn ty, thứ bậc trong cái làng nôn thôn này đã không còn ,chữ lễ- nghĩa cũng mất huống chi là chữ nhân và chữ tình. “Xã hội làng Vũ Đại là một xã hội bị tha hóa toàn thể (tha hóa vì quyền lực, tha hóa vì cùng cực, cùng đường, tha hóa vì bản thân). Quan hệ xã hội ở đây là quan hệ giữa các đơn vị đã bị tha hóa (cá nhân với cá nhân, nhóm loại với nhóm loại). Làng Vũ Đại không nhiều các kiểu loại người, các thành phần và sự tiếp xúc, quan hệ giữa chúng không phong phú, vì vậy đời sống tinh thần, đời sồng tâm hồn của các cá nhân ở đây cũng đơn giản, nghèo nàn”. (Các mối quan hệ xã hội trong làng Vũ Đại – Thái Nguyên 1991)

Bối cảnh xã hội có tác động mạnh mẽ đến từng nhân vật trong tác phẩm:

Với nhân vật Chí Phèo.

Trong tác phẩm, có thể nói nhân vật bị hệ lụy và ảnh hưởng nặng nề nhất của xã hội bấy giờ chính là Chí Phèo “cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn…hai mắt gườm gườm trông gớm chết”. Là nhân vật trung tâm, Chí Phèo như bị tha hóa, do thúc bách của xã hội và là nạn nhân của chế độ cường quyền từ một nông dân chân chất trở thành con “quỷ dữ” khiến mọi người khiếp sợ và tránh xa “để tác quái cho bao nhiêu dân làng”, “hắn đạp đổ bao nhiêu sự nghiệp làm tan nát biết bao gia đình, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người”.

Như là một nhân chứng sống động tố cáo thực dân phong kiến đã cướp mất đi quyền làm người, quyền được hạnh phúc trong xã hội bấy giờ. Bởi bàn tay tội ác của những kẻ như Bá Kiến đã tước đoạt vĩnh viễn con-người-lương thiện của Chí ngày xưa. Nhưng trong hình hài quỷ dữ, vẫn ẩn náu giấc mơ ngày nào, dù chỉ nhớ lại một cách lờ mờ “hình như…” cũng đủ khẳng định cho sức phản kháng của lương thiện trước tội ác của Chí.

Xem thêm: Hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

Với nhân vật Bá Kiến và vợ Bá Kiến.

Khi ta nói xã hội đương thời này đã thúc đẩy, dẫn đến Chí Phèo rơi vào cảnh bi kịch thì không quên đến nhân vật được cho là đại diện của thế lực cường quyền đó là Bá kiến và vợ Bá Kiến. Được xem là bộ mặt của xã hội thực dân phong kiến, Bá Kiến xứng đáng được gọi là nhân vật điển hình cho những bất cập, tồn tại có trong xã hội thực dâng phong kiến.

Xấu xa, gian manh, đê hèn, bóc lột, tàn bạo,… những phẩm chất đó được Bá Kiến thể hiện trọn vẹn qua suy nghĩ, hành động, lối sống của mình qua tác phẩm. Sự gian manh nham hiểm của Bá Kiến được thể hiện qua cách dùng người như là một công cụ “không có những thằng đầu bò thì lấy ai để trị những thằng đầu bò?” hay sự ném đá giấu tay, lọc lừa một cách xảo quyệt “hay ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. Hay đập bàn ghế, đòi cho được năm đồng nhưng được rồi thì vất trả năm hào”.

Vợ Bá Kiến thì luôn hiện thân cho tầng lớp thống trị, luôn đàn áp và cướp đi quyền tự do của người khác. Vậy nhân vật Bá Kiến và vợ là hiện thân cho xã hội thực dân phong kiến hay chính xã hội đó tạo nên con người thâm độc như vợ chồng nhà Bá trở thành bộ máy càng quét dân nghèo như thế…? Chỉ biết Bá Kiến và vợ hội tụ đủ tất cả tinh thần của chế độ cũ đương thời.

Xem thêm: Nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo.

Với nhân vật Thị Nở.

Nhắc đến nhân vật Chí Phèo ta không quên một nhân vật nổi trội, mà ai cũng quan tâm và có cái nhìn đầy thương cảm không ai khác chính là nhân vật Thị Nở. Thị Nở được Nam Cao nhắc đến như một “hiện tượng lạ” của làng Vũ Đại vậy! Dung nhan của Thị là những đường nét tự nhiên, thô mộc đến mức dị hợm: trên một khuôn mặt ngắn ngủn, có cái mũi “vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành” và một đôi môi “cũng cố to cho không thua cái mũi” hơn nữa, lại dày và có “màu thịt trâu xám ngoách”.

Toàn bộ “nhan sắc” của Thị Nở được Nam Cao tóm lại trong một nhận xét là “xấu đến ma chê quỷ hờn”. Ông sẵn sàng viết cho nhân vật này “người ta không ai sợ kẻ khác phạm đến cái xấu, cái nghèo, cái ngẩn ngơ của mình, mà thị lại chỉ có ba cái ấy”.

Nhưng ẩn sau vẻ xấu xí, khiến mọi người chê cười đó lại có tấm lòng bao dung, hiền hậu. Là người đàn bà đó có đủ đức tính của một người tình tuyệt vời, một người vợ tảo tần và có trái tim người mẹ độ lượng. Thị có đầy đủ phẩm chất của một người bình thườn: biết lo toan, thương hại, có phút “lườm”, “e lệ”. Thị Nở là nhân vật hiện thân cho sự khao khát hạnh phúc, hạnh phúc gia đình và có một tình yêu đích thực.

Xem thêm: Nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo.

Với nhân vật bà cô Thị Nở.

Bên cạnh nhân vật Chí Phèo, Thị Nở và Bá Kiến thì còn có một hình tượng nhân vật điển hình nữa mà ta vẫn ít nhắc tới. Sự xuất hiện của nhân vật này là một bước ngoặt đối với sự chuyển biến của câu chuyện cũng như đối với cuộc đời, số phận của nhân vật trung tâm Chí Phèo. Hơn nữa, nhân vật này còn mang tính điển hình rất rõ nét đó là nhân vật bà cô Thị Nở.

Là một nhân vật phụ, ngay cả tên cũng không, nhưng bà cô Thị Nở là nhân vật điển hình cho người nông dân ở “làng Vũ Đại ngày ấy” nói riêng và làng quê nông thôn Bắc Bộ trước Cách mạng 1945 nói chung. Đó là một xã hội bị tha hóa toàn. Nghiêm trọng nhất, đó là xã hội sống trong những định kiến nghiệt ngã. Chính định kiến đó đã làm Chí và Thị Nở không đến được với nhau, nên duyên vợ chồng.

Xem thêm: Phân tích nhân vật bà cô thị Nở.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.