qua-trinh-tao-lap-van-ban

Soạn bài: Quá trình tạo lập văn bản – SGK Ngữ văn 7

Quá trình tạo lập văn bản – Ngữ văn 7

I. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN:

Khi nào người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản?

– Khi phát biểu ý kiến, viết thư, viết bài tập làm văn, viết bài cho báo tường, …

Để tạo lập một văn bản. Ví dụ như: viết thư, trước tiên phải xác định rõ những vấn đề nào?

– Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào?

Bỏ qua bớt (1) vấn đề trong (4) vấn đề trên được không?

– Không thể được, vì nếu thiếu một trong bốn vấn đề đó thì không thể tạo ra được một văn bản mạch lạc. Hay nói cách khác bốn vấn đề đó qui định nội dung và cách thức làm văn bản (viết thư).

Sau khi đã xác định được bốn vấn đề đó rồi thì ta cần phải làm những việc gì nữa để viết được văn bản? 

– Cần phải tìm ý, sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên (bốn vấn đề trên).

Câu hỏi (4) Sgk/45.

– Chỉ có ý và dàn bài chưa phải là công việc cuối cùng của việc tạo lập văn bản mà còn cần diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, những đoạn văn chính xác, trong sáng, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.

Có thể coi văn bản cũng là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không? Nếu có thì sự kiểm tra ấy cần được dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào?

– Có thể coi văn bản như một loại sản phẩm. Do đó sau khi đã hoàn thành văn bản cần được kiểm tra lại xem có đúng hướng không, bố cục như vậy đã hợp lí chưa, cách diễn đạt có sai sót gì không?, …

Vậy để làm nên một văn bản, người tạo lập văn bản cần phải lần lượt thực hiện các bước nào? à Ghi nhớ:

* Cách ghi kí hiệu dàn bài:

  • Mở bài:giới thiệu
  • Thân bài:

– Ý lớn (1)
– Ý nhỏ (1),
-Ý nhỏ (2).
-Ý lớn (2) (Tương tự như ý lớn 1)

  • Kết bài: khẳng định

II. LUYỆN TẬP:

 * Bài tập 1/46: Việc tạo lập văn bản trong các tiết làm văn:

  1. Nói các vấn đề thật sự cần thiết
  2. Phải quan tâm đến việc viết cho ai để có cách dùng từ, xưng hô thích hợp.
  3. Xây dựng dàn bài để làm theo các yêu cầu đề ra.
  4. Kiểm tra lại văn bản.

* Bài tập 2/46:

  1. Bản báo cáo của bạn ấy sai định hướng. Cần từ … tốt hơn.
  2. Nếu luôn hướng về phía thầy cô và xưng hô vậy … giao tiếp.

à Điều chỉnh lại: Ngoài hướng về phía thầy cô còn phải quay về phía các bạn … xưng hô là “tôi”.

 * Bài tập 3/46: Muốn tạo lập văn bản thì phải … dàn bài.

  1. Dàn bài chỉ cần … thành câu.

b. Dàn bài cần được thể hiện trong một hệ … phương pháp).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang