QUAN HỆ TỪ
I. BÀI HỌC:
1. Thế nào là quan hệ từ?
Theo dõi bảng phụ ghi các ví dụ Sgk/96,97.
Dựa vào kiến thức bậc Tiểu học, em hãy xác định quan hệ từ trong các câu trên?
– a. của; b. là; c. bởi, và, nên.
Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ, cụm từ hay liên kết những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ?
– Của: liên kết 2 từ “đồ chơi – chúng tôi” => nhằm biểu thị quan hệ sở hữu.
– Như: liên kết từ “đẹp – hoa” => biểu thị quan hệ so sánh.
– Và: liên kết cụm từ “ăn uống điều độ – làm việc có chừng mực” => biểu thị quan hệ đẳng lập.
– Bởi … nên: liên kết hai vế câu => biểu thị quan hệ nhân – quả.
Thế nào là quan hệ từ?
* Ghi nhớ: – Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. |
Đặt câu có quan hệ từ?
2. Sử dụng quan hệ từ:
Tìm hiểu ví dụ: mục (1) Sgk/97
Trong các trường hợp trên, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có?
– Bắt buộc: b, d, g, h.
– Không bắt buộc: a, c, i.
Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ có sẵn ở mục (2) Sgk/97? Đặt câu?
– Nếu – thì; vì – nên; tuy – nhưng; hễ – thì; sở dĩ – vì.
* Khi nói hoặc viết có trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ mà ta không dùng thì câu văn đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Vậy trong khi nói hoặc viết “quan hệ từ” được sử dụng như thế nào? (Ghi nhớ 2).
* Ghi nhớ: – Khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được). |
II. LUYỆN TẬP:
* Bài tập 2/98: Điền quan hệ từ thích hợp: Với, và, với, với, nếu, thì, và.
* Bài tập 3/98: Câu đúng, sai:
– Câu đúng: b, d, g, i, k, l.
– Câu sai: a, c, e, h.
* Bài tập 4/98: Viết đoạn văn:
Đoạn văn 1: Tôi và An cùng sống ở thôn Phước Nhuận. Cho nên chúng tôi học nhóm rất thuận tiện, An giỏi môn Toán còn tôi thì giỏi môn Văn. Vì thế chúng tôi đã giúp nhau cùng tiến … học tập.
Đoạn văn 2: Học tập chính là con đường dẫn ta đến thành công. không học tập không thể thành công trong cuộc sống. Thế nhưng, ngày nay, vẫn còn nhiều học sinh không hề nhận thức đúng đắn vai trò của việc học đối với tương lai.
* Bài tập 5/98:
– Tỏ ý khen ngợi.
– Tỏ ý tiếc nuối.