»» Nội dung bài viết:
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(Trích truyền kỳ mạn lục)
– Nguyễn Dữ –
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Nguyễn Dữ
– Nguyễn Dữ (Nguyễn Tự) sống vào thế kỷ XVI, chưa rõ năm sinh năm mất.
– Quê: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
– Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng, từng làm quan nhưng không bao lâu từ quan và về ở ẩn dật.
2. Tác phẩm.
– Thể loại truyền kỳ:
+ Là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại (chịu ảnh hưởng của truyện truyền kỳ Trung Quốc có từ thời Đường).
+ Mang đậm yếu tố kỳ ảo hoang đường nhưng cũng đậm chất hiện thực.
+ Phản ảnh khát vọng phá bỏ bất công ngang trái, vươn lên tìm hạnh phúc của con người Việt Nam đương thời.
* Truyền kỳ mạn lục:
– Là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện ra đời vào nửa đầu thế kỷ XVI, khai thác từ truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam.
– Thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về văn hiến Đại Việt, đề cao đạo đức nhân hậu thủy chung, khẳng định quan điểm sống ẩn dật của tầng lớp trí thức đương thời có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
– Được xem là “thiên cổ kỳ bút” và được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.
– Bố cục: Gồm 3 phần : mở đầu, nội dung và kết thúc.
+ Đoạn 1: Ngô Tử Văn và hành động đốt đền.
+ Đoạn 2 (Đốt đền xong đến khó lòng thoát nạn.): Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ thần.
+ Đoạn 3 (Tử Văn vâng lời đến không bệnh mà chết.): Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương.
+ Đoạn 4 (Phần còn lại): Tử Văn thắng lợi trở về, nhận chức Tản Viên.
II. Đọc – hiểu Văn bản.
1. Nhân vật Ngô Tử Văn:
– Giới thiệu Ngô Tử Văn: trực tiếp tên họ, quê quán, tính tình: khảng khái, nóng nảy, cương trực → định hướng cho câu chuyện, tạo sự hồi hộp cho người đọc
a. Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn:
– Nguyên nhân: Ngô Tử Văn đốt đền vì không chịu được cảnh yêu tà tác oai, tác quái hại dân →Tính chất dũng cảm, cương trực, khảng khái của kẻ sĩ vì dân trừ hại và tinh thần dân tộc mạnh mẽ
– Hành động: Tử Văn đã làm một cách cẩn trọng, công khai, quyết liệt: tắm gội, khấn trời rồi châm lửa đốt → tự tin vào hành động chính nghĩa của mình, tỏ thái độ chân thành mong được trời đất ủng hộ.
→ Một thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân. Hành động có ý thức, có suy nghĩ cẩn trọng, không đáng trách vì hợp lòng dân.
⇒ Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ tính tình khảng khái, cương trực, dũng cảm vì dân trừ hại. Có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
– Hậu quả:
+ Hồn của tướng giặc làm cho Tử văn nóng sốt, hắn buông lời mắng mỏ, kiện chàng ở Phong Đô → Tà đội lớp chính ác nhận thiện, thói xảo trá, lọc lừa, cậy thế làm càng
+ Thái độ Tử Văn: mặc kệ vẫn cứ ngồi ngất ngưỡng, tự nhiên → coi thường tướng giặc, tự tin vào việc mình làm
+ Thổ công cảm kích nói rõ sự thật cho Tử văn cung cấp chứng cứ → người làm việc tốt sẽ được giúp đỡ
b. Ngô Tử Văn trước cảnh địa ngục và phiên tòa xét xử của Diêm Vương:
* Quang cảnh nơi âm phủ:
+ Tòa nhà lớn, xung quanh có thành sắt cao vọi đến mấy chục trượng.
+ Sông lớn, trên sông bắc một cây cầu dài hơn nghìn thước, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương.
+ Hai bên cầu có mấy vạn quỷ Dạ Xoa, mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác.
– Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên không hề khiếp sợ trước cảnh tượng rùng rợn. Vẫn một mực kêu oan, đòi được phán xét minh bạch, công khai.
* Thái độ và lời lẽ của hồn ma tướng giặc:
+ Tỏ vẻ khúm núm, bị oan ức, đáng được bênh vực.
+ Ra vẻ nhún nhường để khép thêm cho Tử Văn tội ngoan cố.
+ Cố tỏ ra rộng lượng, xin Diêm Vương tha cho Tử Văn để thể hiện đức hiếu sinh.
– Hắn tự lật tẩy bản chất xảo trá, tạo sự sơ hở để Diêm Vương nghi ngờ, quyết tâm làm rõ sự thật. Hắn bị trừng trị thích đáng. Đây cũng là mong muốn diệt trừ tận gốc sự tàn ác, tà gian của quân cướp nước.
* Giữa phiên tòa:
+ Chặng thứ nhất: Ngô Tử Văn bị Diêm Vương mắng mỏ, tên tướng giặc thì phủ đầu quát mắng Tử văn nhưng Tử Văn không chút run sợ vẫn thuộc lại đầu đuôi
+ Chặng thứ 2: (tình thế chuyển hướng) Tử văn đề nghị Diêm Vương “đem tủ giấy đến đền Tản Viên để hỏi” tướng giặc sợ sệt đổi giọng nhân nghĩa
– Kết quả: tướng giặc bị trị tội, Tử văn được Diêm Vương khẳng định công lao và sai tướng đưa về nhà.
⇒ Tác giả đã miêu tả thế giới cõi âm ấn tượng, ghê sợ. Ngô Tử Văn: gan dạ, khảng khái, quyết liệt kêu oan.
* Ý nghĩa của việc Diêm Vương xử kiện:
+ Niềm tin vào công lí: chính sẽ thắng tà, quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa.
+ Vạch trần bộ mặt gian tà, quan liêu, tham nhũng của bọn quan lại đương thời.
+ Đẩy xung đột, kịch tính truyện lên cao trào để nhân vật chính có dịp bộc lộ phẩm chất của mình: bản lĩnh, khí phách, kiên quyết chống lại cái ác.
c. Ngô Tử Văn nhận chức phán sử ở đền Tản Viên:
+ Tử văn được tiến cử vào chức phán sử ở đền Tản Viên, đảm đang nhiệm vụ giữ gìn công lý. Đây là phần thưởng xứng đáng, khích lệ mọi người dũng cảm chống lại cái ác.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân về công lí ở đời, khuyên răn giáo dục con người về cách sống. Công bằng và hạnh phúc chỉ đến khi người chính trực biết đấu tranh với cái xấu, cái ác, sự tà gian.
⇒ Hình ảnh Ngô Tử văn đại diện cho kẻ sĩ nước Việt có tinh thần dân tộc đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính nghĩa.
2. Ngụ ý của tác phẩm :
– Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi .
– Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời và nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái ác, cái xấu.
3. Lời bình ở cuối truyện: đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ.
– Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi;
– Phơi bày hiện thực đầy rẫy những bất công, thối nát của xã hội đương thời. Những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm chính là hình chiếu của xã hội.
+ Tệ nạn mê tín dị đoan.
+ Tham ô, hối lộ.
⇒ Là kẻ sĩ, biết đấu tranh đến cùng để chống lại cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa.
4. Nghệ thuật:
– Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
– Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn
– Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.
– Sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực.
5. Ý nghĩa văn bản:
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao những người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta. Thể hiện niềm tin vào công lí: chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.
III. Hướng dẫn tự học
– Bình luận chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức Phán sự ở đền Tản Viên.
– Xác định những chi tiết kỳ ảo trong truyện và cho biết tác dụng của chúng.
Suy nghĩ của anh (chị) về lời bình của tác giả ở cuối truyện.
- Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
- Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên