Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

I- Đặc điểm cơ bản VHVN từ XX đến 1945:

 1.  Bối cảnh lịch sử

– 1858 thực dân pháp xâm nước ta. Đầu XX thực dân pháp tiến hành khai thác thuộc địa ¦ XHVN có nhiều thay đổi, nhiều giai cấp mới ra đời.

– 1930, Đảng CSVN ra đời.

– Văn hóa VN thoát khỏi ảnh hưởng VHTQ, mở rộng tiếp xúc với các nước phương Tây, chữ quốc ngữ ra đời nghề viết văn, nghề in, xuất bản…phát triển

2. Những đặc điểm của nền văn học mới:

a) Nền văn học được hiện đại hóa:

– Giai đoạn thứ nhất: ( đầu XX – khoảng năm 1920)

 + Giai đoạn chuẩn bị điều kiện vật chất cho văn học phát triển.

 + Thơ văn của chí sĩ cách mạng, nho sĩ đã có sự tiến bộ về tư tưởng nhưng về hình thức cơ bản vẫn là của văn học trung đại.

– Giai đoạn thứ hai: (từ 1920¦1930)

 + Đạt nhiều thành tựu đáng kể

 + Các thể loại mới: tiểu thuyết, kịch…các tác giả có tài năng, sức sáng tạo (đặc biệt là NAQ)

 + Đổi mới về cả nội dung lẫn hình thức

– Giai đoạn thứ ba: (từ 1930 ¦1945)

 + Hoàn tất hóa trình HĐH

 + Các thể mới: thơ, truyện ngắn,… kịch, phóng sự … cách tân về ND và NT.

b) Nhịp độ phát triển mau lẹ:

* Biểu hiện:

– Phát triển về số lượng tác giả, tác phẩm.

– Sự hình thành, đổi mới các thể loại VH

– Độ kết tinh ở những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

 * Nguyên nhân:

– Sự thôi thúc của thời đại mới .

– Vận động tự thân của văn học.

– Sự trỗi dậy của “cái tôi”

– Sự đóng góp của trí thức mới

c) Sự phân hóa phức tạp thành nhiều xu hướng văn học:

* Bộ phận văn học hợp pháp ( văn học công khai)

– Gồm các sáng tác được xuất bản công khai, vẫn có tính dân tộc và có tư tưởng lành mạnh nhưng không có được ý thức c/mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chính quyền thực dân.

– Phân hóa thành nhiều xu hướng:

 + Văn học lãng mạn:

   Ÿ Khẳng định cái tôi cá nhân, đề cao con người thế tục

   Ÿ Phát huy trí tưởng tượng diễn tả khát vọng, ước mơ, đi sâu vào thế giới nội tâm.

   Ÿ Tác giả tiêu biểu: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Tự lực văn đoàn, Nguyễn Tuân,….

  + Văn học hiện thực:

   Ÿ Tố cáo XH, cảm thông cho số phận con người ¦ đấu tranh giai cấp.

   Ÿ Miêu tả, phân tích, lí giải hiện thực một cách chân thực.

   Ÿ Tác giả, tác phẩm: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao,Tú Mỡ,…

Bộ phận văn học bất hợp pháp (Văn học không công khai)

– VH là vũ khí đấu tranh truyền bá tư tưởng yêu nước và CM; Yêu nước và lí tưởng

– Tác giả, tác phẩm: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu

– Vai trò: Góp phần vào đấu tranh XH, CM hóa văn học

II-Thành tựu VHVN từ đầu XX đến 1945 :

 1. Nội dung tư tưởng : tư tưởng yêu nước, nhân đạo có thêm nét mới là tinh thần dân chủ

  a. Nội dung yêu nước:

Yêu nước gắn với yêu quê hương , trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp quê hương, đất nước, yêu nước gắn với lí tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản.

  b. Nội dung nhân đạo: Gắn với sự thức tĩnh cá nhân của người cầm bút:

– Tố cáo áp bức, bóc lột

– Khát vộng mãnh liệt của mỗi cá nhân

– Đề cao vẻ đẹp hình thức, phẩm giá và phát huy cao độ tài năng của mỗi con người.

 2. Hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học:

  a) Thể loại :

– Thơ: thoát khỏi quy tắc chặt chẽ của thơ ca trung đại

– Văn xuôi: phát triển mạnh: Truyện ngắn, tiểu thuyết

– Các thể loại: Phóng sự, tùy bút, bút kí, kịch dều đạt được thành tựu.

  b) Ngôn ngữ:

– Gần gũi, từng bước hiện đại

– Phát triển NN TV phong phú

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang