soan-bai-khoa-hoc-muon-nam-ngu-van-9-canh-dieu

Soạn bài: Khoa học muôn năm (Mac-xim Go-rơ-ki) (Ngữ văn 9, Cánh diều)

Soạn bài: Khoa học muôn năm (Mac-xim Go-rơ-ki) (Ngữ văn 9, Cánh diều)

* Nội dung chính: Văn bản Khoa học muôn năm của Mac-xim Go-rơ-ki nêu lên giá trị của khoa học và nghệ thuật, mối quan hệ giữa kho học và nghệ thuật.

1. Chuẩn bị

– Đọc trước văn bản Khoa học muôn năm!, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Mac-xim Go-rơ-ki.

– Chuẩn bị những ý kiến của em về điểm giống nhau và khác nhau giữa khoa học và nghệ thuật.

Trả lời:

– Thông tin về tác giả Mac-xim Go-rơ-ki.

+ Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936) là một nhà văn người Nga của thế kỉ 20, ông tên thật là A-lếch-xây Pê-scop.

+ Quê quán: Ông sinh tại thành phố công nghiệp Nizhni Novgorod trên bờ sông Vôn-ga trong một gia đình lao động.

+ Ông mồ côi cha từ khi 3 tuổi.

+ Ngay từ thời thơ ấu, Go-rơ-ki đã phải chịu một sự giáo dục nghiệt ngã, hà khắc của ông ngoại.

+ Khi lên 10 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ông đã phải lăn vào đời để kiếm sống, ông làm đủ nghề, có lúc ông phải đi ăn xin.

+ Ông rất ham đọc sách và chính niềm đam mê này cùng những bươn trải đã giúp ông nảy sinh cảm hứng và năng lực áng tác văn chương.

+ Những tác phẩm tiêu biểu của ông: Bộ ba tiểu thuyết tự thuật: Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923) và Người mẹ (1906-1907).

– Điểm giống nhau và khác nhau giữa khoa học và nghệ thuật.

* Khoa học:

– Lao động tinh thần trên cơ sở tư duy logic – tư biện.

– Biện pháp chính là trừu tượng hóa.

– Sinh ra sản phẩm vật chất cụ thể

– Các sản phẩm tinh thần chỉ là trung gian.

– Đoạn đường trung gian này càng ngày càng ngắn.

– Kinh nghiệm tri thức là nền tảng.

– Cần có óc tưởng tượng phi thường và khả năng chăm chú thế giới.

– Tách xa các quan niệm triết học – độc lập với các quan hệ này – vì đối tượng của khoa học là tự nhiên.

– Có cơ chế sáng tạo gần gũi với sáng tạo nghệ thuật (thí dụ như những vấn đề đặt ra trong Heuristik – phát hiện học rất đúng với quá trình sáng tác).

– Nhà khoa học có thể làm việc độc lập với các biến động và sinh hoạt xã hội.

– Sự cô đơn tính chất độc lập, cá tính sáng tạo là cần thiết.

– v.v…

* Nghệ thuật:

– Lao động tinh thần trên cơ sở cảm quan hình tượng.

– Biện pháp là nhập cảm kết hợp với suy đoán trừu tượng.

– Sinh ra sản phẩm tinh thần không có con đường tác động trực tiếp vào sản xuất vật chất như khoa học.

– Con đường gián tiếp này càng ngày càng dài ra.

– Kinh nghiệm xúc cảm là nền tảng.

– Cần có óc tưởng tượng phi thường nhờ khả năng liên tưởng “vô qui tắc” – cần khả năng chăm chú thế giới.

– Gắn chặt với các quan niệm triết học – đối tượng là con người với tư cách là sản phẩm của xã hội và của tự nhiên (vế thứ hai này hay bị lãng quên một cách vô thức).
– Có cơ chế sáng tạo gần gũi với sáng tạo khoa học.

– Nghệ sĩ chỉ có thể làm việc sáng tạo khi hòa nhập mình với đời sống xã hội – sự ở ẩn chẳng qua là một cách tổ chức công việc mà thôi.

– Sự cô đơn trong suy nghĩ, tính độc lập của nhân cách và cá tính sáng tạo là cần thiết.

– v.v…

2. Đọc hiểu

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1: Chú ý cách tác giả nhấn mạnh ý kiến của mình.

Trả lời:

– Tác giả sử dụng các từ “không”, “có thể”, “hơn là”, “không những thế và bày tỏ sự chân thành, tự giác của bản thân”.

Câu 2: Ở phần (2), tác giả đã nêu lên sự khác biệt chủ yếu nào giữa nghệ thuật và khoa học?

Trả lời:

Sự khác biệt chủ yếu:

– Nghệ thuật là tình cảm, phụ thuộc vào cảm xúc, khuất phục trước cá tính, khó phá vỡ rào cản định kiến

– Khoa học thực nghiệm là kinh nghiệm, tri thức thông qua quan sát tỉ mỉ, lí luận logic, thoát khỏi thứ mà nghệ thuật không rũ bỏ được và nó mang tính quốc tế, nhân loại

Câu 3: Tác giả muốn khẳng định điều gì ở phần (3)?

Trả lời:

– Nền dân chủ nước Nga cùng với nền khoa học chính xác đi tới cuộc sống mới

Câu 4: Chú ý những bằng chứng mà tác giả sử dụng.

Trả lời:

– Timiryazev: Tương lai thuộc về khoa học và dân chủ

– Tác giả: Chỉ khi có sự giúp đỡ của khoa học, nền dân chủ mới thực sự có tương lai

– Người làm vườn, xưởng may, thầy thuốc

Câu 5: Điều “mơ ước” đã cho thấy thái độ của tác giả với khoa học như thế nào?

Trả lời:

– Thái độ ngợi ca, trân trọng, đề cao và hi vọng vào những thành quả tuyệt vời mà khoa học có thể mang lại cho con người.

Câu 6: Xác định mối quan hệ giữa các đoạn trong phần (4).

Trả lời:

Mối quan hệ liên kết logic với nhau:

– Đưa ra tưởng tượng về “tòa thành khoa học”

– Giá trị của tòa thành ấy

– Con người cần phải làm gì trong lao động

Câu 7 : Điểm giống và khác nhau về nội dung thể hiện ở phần (1) và phần (5) là gì?

Trả lời:

– Điểm giống nhau: cả hai phần đều đề cao sự sáng tạo và kì diệu của khoa học.

– Điểm khác nhau: ở phần (1), tác giả có nhắc đến nghệ thuật nhưng ở phần (5), tác giả tuyệt đối hóa tầm quan trọng của khoa học.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1: Tác giả đã nhấn mạnh ý kiến của mình ở phần (1) bằng cách nào? Ưu điểm của cách nhấn mạnh đó là gì?

Trả lời:

– Tác giả nhấn mạnh bằng cách đưa ra các từ ngữ phủ định rồi lại khẳng định; và thêm vào đó là việc bộc lộ sự chân thành của mình.

– Các nhấn mạnh đó có ưu điểm là sẽ tạo sự ấn tượng với người đọc, gây cảm xúc xúc động, tin tưởng.

Câu 2: Sự khác biệt giữa nghệ thuật và khoa học được lí giải ở phần (2) nhằm mục đích gì? Nhận xét về cách nêu lí lẽ và phân tích bằng chứng trong phần này.

Trả lời:

– Nêu sự khác biệt giữa nghệ thuật và khoa học nhằm mục đích nhấn mạnh sự ưu việt, giá trị chân lí của khoa học.

– Tác giả đưa ra lí lẽ chặt chẽ, xác đáng, các bằng chứng rất thuyết phục.

Câu 3: Câu nói của nhà khoa học nổi tiếng được trích dẫn trong phần (3) có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện ý kiến của người viết?

Trả lời:

– Câu nói của nhà khoa học Timiryazev tăng tính tin cậy, thuyết phục người đọc về giá trị mà khoa học có thể đem lại cho nhân loại.

Câu 4: Xác định luận điểm của phần (4). Những yếu tố nào góp phần tạo nên sức thuyết phục trong cách trình bày luận điểm này?

Trả lời:

* Luận điểm:

– Tưởng tượng về một tòa thành khoa học.

– Giá trị mà tòa thành ấy đem đến cho con người.

– Cách sống và làm việc từ khoa học.

* Sức thuyết phục:

– Lí lẽ, lập luận chặt chẽ.

– Đưa ra các dẫn chứng xác đáng.

– Đặt vấn đề và đưa ra hướng giải quyết.

Câu 5 (trang 123 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Thái độ của tác giả được thể hiện như thế nào ở phần (5)? Từ cách viết phần kết của tác giả, em có thể học hỏi được điều gì?

Trả lời:

– Thái độ: trân trọng, ngợi ca và tuyệt đối hóa giá trị của khoa học đối với sự phát triển của nhân loại.

– Học hỏi: bên cạnh hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, cần đưa thêm cảm xúc cá nhân chân thành để chạm đến trái tim người đọc.

Câu 6: Khái quát và hệ thống lại những nội dung đọc hiểu văn bản Khoa học muôn năm! theo gợi ý trong sơ đồ sau:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang