»» Nội dung bài viết:
Soạn bài: Thuật hoài (Tỏ lòng) – Phạm Ngũ Lão
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) là anh hùng dân tộc, có công lớn trong cuộc chống xâm lược Mông – Nguyên.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh ra đời :
– Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng giặc Nguyên – Mông của quân và dân thời Trần.
b. Nhan đề : Thuật hoài
– Thuật : kể, bày tỏ.
– Hoài : nỗi lòng.
⇒ Bày tỏ nỗi lòng, tỏ lòng.
c. Thể loại : thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
d. Bố cục :
– Hai câu đầu : Hình tượng con người và quân đội thời Trần.
– Hai câu sau : Nỗi lòng của tác giả.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Vóc dáng hùng dũng của người anh hùng gìn giữ non sông.
* Hình ảnh người tráng sĩ :
– Hành động kì vĩ : hoành sóc (cắp ngang ngọn giáo) → tư thế ung dung, hiên ngang, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
– Không gian kì vĩ : non sông.
– Thời gian kì vĩ : trải mấy thu -> bao nhiêu mùa thu, bao năm đã trôi qua.
⇒ Độ dài dằng dặc của thời gian và độ rộng lớn của không gian làm nổi bật tầm vóc lớn lao, sánh ngang vũ trụ của người tráng sĩ.
* Hình ảnh tam quân :
– Tam quân : hình ảnh quân đội và cũng là hình ảnh của cả dân tộc có khí thế như hổ báo.
– Câu thơ có thể hiểu theo hai nghĩa :
+ Ba quân có sức mạnh như hổ báo có thể nuốt trôi trâu.
+ Ba quân sức mạnh như hổ báo có thể át sao Ngưu.
→ Sức mạnh sánh ngang vũ trụ của cả dân tộc.
⇒ Hình ảnh tráng sĩ và quân đội nhà Trần hùng dũng, mang tầm vóc vũ trụ với quyết tâm phi thường bảo vệ tổ quốc, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần – “hào khí Đông A”.
2. Nỗi lòng của tác giả :
– Công danh : sự nghiệp, địa vị xã hội và tiếng tăm.
– Công danh trái : món nợ công danh.
⇒ Công danh mà Phạm Ngũ Lão nói đến là nghĩa vụ đối với đất nước, là thứ công danh làm nên từ tài thao lược, không phải thứ công danh tầm thường mang đậm màu sắc cá nhân -> Quan niệm làm trai của mọi đàn ông thời phong kiến.
– Người anh hùng thẹn khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.
+ Thẹn : tự thấy xấu hổ.
+ Vũ hầu : Gia Cát Lượng, bậc kì tài giúp Lưu Bị làm nên nghiệp lớn.
– Tác giả thẹn vì chưa có tài thao lược như Gia Cát Lượng để khôi phục giang sơn, giải phóng đất nước.
→ Sự khiêm tốn và nỗ lực không ngừng của nhà thơ → Nhân cách cao đẹp của ông.
⇒ Nỗi thẹn của một nhân cách lớn lao, cao cả.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
Bài thơ thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
2. Nghệ thuật.
– Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
– Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.
III. Luyện tập.
1. Quan niệm “chí làm trai” của Phạm Ngũ Lão có gì gần gũi với “chí nam nhi” trong các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam?