»» Nội dung bài viết:
Soạn bài: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia) – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo
Nội dung chính: Thông qua câu chuyện tình yêu vượt lên trên thù hận của Romeo và Juliet, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn.
Chuẩn bị đọc.
Em đã từng xem phim, nghe nhạc hay nghe kể về tình yêu của chàng Rô-mê-ô và nàng Giu-li-ét chưa? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
Trả lời:
– Em đã từng xem.
– Romeo and Juliet là một bộ phim nổi tiếng được công chiếu vào năm 1968. Bộ phim này được đạo diễn bởi Franco Zeffirelli và dựa trên vở kịch cùng tên của William Shakespeare. Nó đã nhận được nhiều lời khen ngợi về diễn xuất và hình ảnh đẹp mắt. Bộ phim tái hiện lại câu chuyện tình yêu đẹp đẽ và bi thương giữa Romeo và Juliet, hai nhân vật chính của vở kịch. Với sự thể hiện tuyệt vời của các diễn viên, bộ phim đã trở thành một trong những phiên bản kinh điển về Romeo và Juliet.
Trải nghiệm cùng văn bản.
1. Tưởng tượng: Qua các chỉ dẫn sân khấu và lời thoại của nhân vật, em hình dung cuộc gặp gỡ giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào?
– Cảnh gặp gỡ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra vào ban đêm và trong một không gian vắng vẻ chỉ có hai người.
2. Theo dõi:Chú ý các hình ảnh so sánh, ví von khi miêu tả Giu-li-ét trong lời thoại của Rô-mê-ô.
– Hình ảnh so sánh, ví von: nàng như mặt trời, mắt nàng như vì tinh tú.
3. Suy luận:Vì sao cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều ái ngại về cái tên gắn với dòng họ của mình, thậm chí muốn khước từ nó?
– Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều ái ngại về cái tên gắn với dòng họ của mình, thậm chí muốn khước từ nó vì: hai dòng họ Montague và Capulet có mối thù truyền kiếp, khiến cuộc sống của họ luôn bị đe dọa.
4. Suy luận:Trong các lời thoại của Rô-mê-ô và Giu-liét ở phần này, “họ” là ai?
– “họ” là họ hàng của 2 bên gia đình Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
Suy ngẫm và phản hồi.
Câu 1: Xác định đề tài, nêu nội dung bao quát của văn bản.
Trả lời:
– Đề tài: tình yêu
– Nội dung bao quát: Câu chuyện xoay quanh tình yêu, những lời tâm sự tận đáy lòng của đôi trai tài gái sắc, hai trái tim cùng hướng về thứ tình yêu đích thực, sẵn sàng từ bỏ, vượt qua những rào cản thù hận dòng họ để đến bên nhau.
Câu 2: Nêu ví dụ về lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét và cho biết việc sử dụng các lời độc thoại có tác dụng thế nào trong việc thể hiện hành động, tâm lí của nhân vật.
Trả lời:
– Lời độc thoại:
+ Trong những lời thoại của Rô-mê-ô: Vầng dương đẹp tươi ơi..; Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi…, Mình cứ nghe thêm nữa, hay mình nên lên tiếng nhỉ?.
+ Còn Giu-li-ét: hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi, hãy thề là yêu em đi, …
– Đối thoại: Anh làm thế nào tới được chốn này, anh ơi, mà tới làm gì thế?…; Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu…; Họ mà bắt gặp anh, họ sẽ giết anh; Em ơi! …
– Tác dụng lời độc thoại: chứa đựng cảm xúc yêu thương chân thành, đằm thắm, Ngôn từ mượt mà cùng cách nói ví von, so sánh rất phù hợp với tâm trạng phấn chấn, rạo rực xen lẫn những bồn chồn, mong nhớ của người đang yêu.
Câu 3: Liệt kê vào bảng sau (làm vào vở) một số lời thoại thể hiện thái độ đối với người yêu và đối với thế lực ngăn cản tình yêu của Rô-mê-ô, Giu-li-ét:
Nhân vật | Lời thoại về người yêu, tình yêu | Lời thoại về thế lực ngăn cản tình yêu | Thái độ, hành động được thể hiện |
Rô-mê-ô | … | – Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó… | – Sẵn sàng đối mặt, bất chấp thế lực ngăn cản tình yêu |
Giu-li-ét | … | … | … |
Từ bảng trên, nêu một số điểm tương đồng, khác biệt giữa Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong cách thể hiện tình yêu và cách đấu tranh khẳng định tình yêu.
Trả lời:
Một số lời thoại thể hiện thái độ đối với người yêu và đối với thế lực ngăn cản tình yêu của Rô-mê-ô, Giu-li-ét
Nhân vật | Lời thoại về người yêu, tình yêu | Lời thoại về thế lực ngăn cản tình yêu | Thái độ, hành động được thể hiện |
Rô-mê-ô | – Đấy là người ta yêu! – Em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu…
| – Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó… – Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ… – Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”; – Tôi thù ghét cái tên tôi… – Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu.. | – Sẵn sàng đối mặt, bất chấp thế lực ngăn cản tình yêu |
Giu-li-ét | – Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu… | – Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi… – Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi… | Nỗi ám ảnh về hận thù giữa hai dòng họ khiến Giu-li-ét lo lắng cho tình yêu |
– Điểm tương đồng:
+ Cả hai đều ý thức được sự thù hận và nỗi lo không được yêu nhau, bên cạnh nhau.
+ Cả hai luôn vượt lên trên, bất chấp hận thù.
– Điểm khác biệt:
+ Giu-li-ét: lo lắng cho tình yêu
+ Rô-mê-ô: sẵn sàng từ bỏ dòng họ để đến với tình yêu, sợ là không chiếm được tình yêu của Giu-li-ét.
Câu 4: Xác định xung đột, kiểu xung đột kịch và cho biết cách thể hiện xung đột kịch trong văn bản có gì đáng lưu ý.
Trả lời:
– Xung đột giữa tình yêu nam nữ và thù hận của hai dòng họ:
+ Thù hận mà hai dòng họ đem lại thực sự quá to lớn, sức mạnh của nó đã dẫn tới cái kết bi thảm đó là cái chết của hai con người.
+ Tình yêu đẹp, trong sáng không thể tồn tại trong một xã hội quá nhiều sự kìm hãm con người.
– Xung đột giữa hai chế độ, giữa nền luân lí trung cổ hà khắc khi mà con người phải hi sinh cống hiến cho dòng họ với nhân văn của thời đại phục hưng đề cao con người, tình cảm của con người.
– Cách thể hiện xung đột kịch trong văn bản: hiện ra qua suy nghĩ của các nhân vật.
Câu 5: Phân tích một lời độc thoại của Rô-mê-ô hoặc Giu-li-ét mà theo em là đặc sắc, thú vị.
Trả lời:
Lời thoại Chỉ có tên họ chàng là thù địch với em thôi… cho thấy diễn biến nội tâm phức tạp của Giu-li-ét: Vì yêu Rô-mê-ô tha thiết nên Giu-li-ét chỉ nghĩ đến trở ngại lớn nhất là vấn đề dòng họ (thù hận). Từ đó mà có những ý nghĩ thật táo bạo: hoặc Rô-mê-ô từ bỏ dòng họ của chàng, hoặc nàng sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa (dám từ bỏ dòng họ để đến với tình yêu). Đối với nàng, điều quan trọng là con người mình yêu chứ không phải dòng họ. Lời độc thoại nội tâm của nàng cho ta thấy tình yêu bùng lên mãnh liệt đã tiếp thêm sức mạnh để vượt qua thù hận của dòng họ. Đó là ý nghĩ trong lời độc thoại nội tâm mà nàng đã trở đi trở lại nhiều lần với bao day dứt, giằng xé trong tim. Đến khi đối thoại trực tiếp với Rô-mê-ô, nàng lại bày tỏ cùng chàng điều đó để cùng chia sẻ và tìm cách vượt qua. Nàng không quên nhắc chàng những khó khăn và cả những nguy hiểm. Giu-li-et cũng yêu Rô-mê-ô tha thiết, nhưng với trái tim phụ nữ nhạy cảm nàng lo lắng cho mối tình đầy ngang trái của mình. Song tâm trạng của Giu-li-et cho thấy nàng là một cô gái có trái tim biết yêu say đắm, nàng sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để giành lấy tình yêu cho mình.
Câu 6: Chỉ ra một số biểu hiện cho thấy sự phù hợp giữa ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật với nội dung câu chuyện.
Trả lời:
Rô-mê-ô với 6 lời thoại:
– Bối cảnh: Đêm khuya thanh vắng, tĩnh mịch có ánh trăng, có những vì tinh tú, phù hợp để giãi bày tâm sự.
– Rô-mê-ô có những lời tán dương đầy si mê cho Giu-li-ét ví nàng như mặt trời với nhiều ẩn ý:
+ Vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, rực rỡ, vẻ đẹp ấy giống như ánh dương ấm áp sáng chói tâm hồn hồn chàng.
+ Vẻ đẹp của nàng tỏa ra thứ ánh sáng cạnh tranh với thiên nhiên, thậm chí lấn át của ánh trăng khiến cho nó trở nên nhợt nhạt xanh xao.
+ Xuất phát từ thần thoại La Mã về mặt trăng, mà bản thân Rô-mê-ô lại ao ước một tình yêu thực tế, tươi đẹp gần sát với trần thế.
→ Giu-li-ét phải xứng đáng với hình tượng mặt trời ấm áp.
+ Giu-li-ét lại xuất lúc chàng rơi vào tuyệt vọng, chính tình yêu của nàng đã hồi sinh tâm hồn chàng.
→ Chính Giu-li-ét đã mang đến sức mạnh, củng cố nguồn sống, là sự hiện diện tuyệt đối cần thiết trong cuộc đời chàng.
– Ví mắt nàng như vì tinh tú.
→ Vẻ đẹp của con người đã được tôn vinh để sánh ngang với vẻ đẹp của vũ trụ, thổi bùng lên ngọn lửa yêu đương mãnh liệt ở Rô-mê-ô.
* Giu-li-ét với 3 lời thoại:
– Ôi chao, cảm xúc chất chứa dồn nén ở trong ấy, đó là tình cảm gói ghém dành cho mối tình đầu tiên của mình, nhưng cũng là tiếng thở dài lo lắng, là nỗi băn khoăn của nàng về tình yêu của Rô-mê-ô.
– Đề ra giải pháp là một trong hai người họ phải từ bỏ dòng họ, có thể thấy rằng tình yêu của Giu-li-ét dành cho Rô-mê-ô là vô cùng lớn lao, là lời mách bảo chân thành của trái tim.
– Dùng lý lẽ để bảo vệ, biện minh cho việc từ bỏ dòng họ vì tình yêu Chỉ có tên họ…đổi lấy cả em đây!.
→ Dường như Giu-li-ét đã không còn là cô bé 14 tuổi nữa mà đã trưởng thành, chín chắn.
Câu 7: Trong lời thoại của nhân vật, các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”, ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thế, còn có nghĩa nào khác hay không? Các từ ngữ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện xung đột kịch?
Trả lời:
– Các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”: chỉ khó khăn, vất vả, rào cản mà 2 người họ phải trải qua.
– Tác dụng:
+ làm rõ hơn mâu thuẫn xung đột trong vở kịch.
+ khắc họa rõ bức tường thù hận của hai dòng họ.
+ quyết tâm của hai người trong việc xóa đi rào cản.
Câu 8: Nguyên nhân nào khiến cho việc khẳng định tình yêu của hai nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong tác phẩm của Sếch-xpia đương thời bị xem là chống lại dòng họ của mình? Em đồng tình/ không đồng tình với điều gì trong cách ứng xử của hai nhân vật này? Vì sao?
Trả lời:
* Nguyên nhân khiến cho việc khẳng định tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị xem là chống lại dòng họ:
– Hai dòng họ có mối thù truyền kiếp, họ yêu nhau là điều không thể chấp nhận.
– Xã hội thời kỳ đó đề cao sự phân biệt giai cấp và gia đình.
– Các thành viên trong hai dòng họ không muốn chấp nhận một mối quan hệ có thể làm tổn hại đến danh dự của dòng họ.
– Các thành viên trong hai dòng họ lo sợ rằng việc Rô-mê-ô và Giu-li-ét đến bên nhau sẽ dẫn đến bạo lực và xung đột.
* Em đồng tình với cách ứng xử của Rô-mê-ô và Giu-li-ét: Vì họ đã dũng cảm theo đuổi tình yêu của mình bất chấp mọi rào cản, đó là biểu tượng cho tình yêu đích thực, vượt qua mọi ràng buộc.