Phân tích sự thắng thế của cái thiện trước cái ác trong truyện ngắn Chí Phèo

Sự thắng thế của cái thiện trước cái ác trong truyện ngắn “Chí Phèo”

Truyện ngắn Chí Phèo khẳng định bản chất lương thiện ở những con người xấu xí, kệch cỡm.  Dù sống trong bối cảnh ngột ngạt nhưng bản chất lương thiện vẫn tiềm tàng trong những con người nghèo khổ. Chí Phèo bị chà đạp nhân hình lẫn nhân tính. Bá Kiến nhuộm đen nhân tính Chí Phèo. Trong con người tưởng như cả xác lẫn hồn đều mất đi nhưng vẫn tồn tại bản chất lương thiện.

Xã hội dù khô héo tình người nhưng nhân tính trong Chí vẫn chưa cạn. Chí khóc khi được ăn cháo hành của thị Nở chính là minh chứng sinh động cho bản chất lương thiện trỗi dậy của y. Chí trở lại lương thiện bằng nước mắt. Tình thương của thị giúp bản tính thiện lương của Chí hiện hình. Rồi Chí lại khóc khi không níu kéo được Thị Nở ở lại. Một khi còn biết khóc, còn biết sợ hãi thì cái nhan tính con người hãy còn đó.

Chính Thị Nở là phát hiện lớn nhất về Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Thị dở hơi, đần độn. Người đàn bà ấy là sản phẩm không hoàn thiện của tạo hóa nhưng ở thị có cái mà cả một xã hội lạnh lùng kia không có: ấy chính là tình thương. Tình thương của thị đánh thức lương tâm Chí, cứu vớt số phận Chí. Chính thị đã mang đến cho Chí cuộc sống đúng nghĩa một kiếp người, dù chỉ có năm ngày ngắn ngủi.

Sự thức tỉnh lương tâm của con người lầm lỗi là nguồn cội của sức mạnh phản kháng quyết liệt, dữ dội như vũ bão. Cái chết của Chí chính là sự chiến thắng của lương tâm. Chí Phèo gắng gượng về với xã hội con người. Hắn đã rất cố gắng. Chỉ cần mở được cánh cửa là trở về. Nhưng nó lại đóng sầm lại trước mặt Chí. Nếu Chí không chết, Chí lại sẽ trở về cuộc sống của loài quỹ dữ. Chí chết trên ngưỡng cửa trở về với xã hội loài người.

Sự thức tỉnh khiến y nhận ra được giá trị của sự lương thiện, thà chọn cái chết còn hơn là quay về cuộc sống loài quỹ, loài thú như trước đây.

Truyện ngắn Chí Phèo khẳng định sức mạnh thức tỉnh lương tâm và sự thắng thế của cái thiện trước cái ác.

Tư tưởng nhân đạo còn thể hiện ở đoạn văn miêu tả điểm đỉnh tấn bi kịch tinh thần của Chí Phèo. Tuy là con quỷ của làng Vũ Đại nhưng tính thiện trong con người Chí Phèo chưa chết hẳn. Chí Phèo thà chết chứ quyết không chịu quay về kiếp sống thú vật nữa.

Cái chết của Chí chính là sự chiến thắng của lương tâm. Chí Phèo gắng gượng về với xã hội con người, chỉ cần mở cửa là trở về nhưng nó lại đóng sầm lại trước mặt Chí. Nếu Chí không chết, Chí lại sẽ trở về cuộc sống của loài quỹ dữ. Chí chết trên ngưỡng cửa trở về với xã hội loài người. Sự thức tỉnh khiến y nhận ra được giá trị của sự lương thiện, thà chọn cái chết còn hơn là quay về cuộc sống loài quỹ, loài thú như trước đây. Tuy chỉ sống có 5 ngày ngắn ngủi nhưng Chí Phèo đã sống, và chết, như một con người.

Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao muốn đặt ra một vấn đề lớn về quyền sống của con người: làm sao để con người được sống trong lương thiện? Hãy ngăn chặn xã hội vô nhân đạo làm tha hóa con người à phải thay đổi, cải tạo xã hội để nó nhân đạo hơn. Chỉ khi đó, lương thiện mới được xác lập. Làm thế nào để con người được sống đúng nghĩa là người trong cái xã hội tàn bạo, phi nhân tính đương thời? Đó là câu hỏi mà xã hội khi ấy chưa thể có lời giải đáp.

Nam Cao đã thành công xuất sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ để diễn tả quá trình tâm lí phức tạp và khắc hoạ tính cách nhân vật vừa độc đáo vừa có ý nghĩa điển hình cao độ. Với giá trị nội dung sâu sắc và giá trị nghệ thuật độc đáo, truyện ngắn Chí Phèo được coi là một trong những tác phẩm hay nhất của nền văn xuôi hiện đại và Nam Cao xứng đáng là nhà văn hiện thực nổi tiếng của giai đoạn văn học trước Cách mạng tháng Tám.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang