Thuyết minh về hiện tượng lũ lụt.
I. Mở bài:
– Giới thiệu hiện tượng lũ lụt: Hằng năm, trên khắp thế giới, hiện tượng lũ lụt xảy ra khắp mọi nơi, đặc biệt là ở các nước vùng nhiệt đới, đã cướp đi biết bao sinh mệnh con người, tàn phá vô số của cải, gây thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế của quốc gia. Bởi thế, hạn chế hậu quả do lũ lụt gây ra là trách nhiệm của mỗi người dân.
II. Thân bài:
1. Giải thích hiện tượng: Lũ lụt là gì?
– Lũ lụt: là hiện tượng dòng chảy lớn, nước chảy xiết, tốc độ nhanh, mạnh, xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định, có khả năng gâp ngập úng hoặc cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn, gia súc, con người,… gây thiệt hại cả về vật chất và tính mạng con người.
2. Nguyên nhân và quá trình xảy ra lũ lụt.
– Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng lũ lụt. Trước hết là do diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, độ che phủ thấp khiến nước mưa tập trung về các sông suối khi có mưa lớn, gây lũ lụt. Việc xây dựng nhiều đập thuỷ điện, quy trình xả lũ chưa khoa học; hệ thống thoát lũ chưa đồng bộ, dự báo thiên tai còn yếu kém. Môi trường bị ô nhiễm nặng nề gây ra biến đổi khí hậu, dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng rõ ràng và nặng nề nhất.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng lũ lụt là do lớn kéo dài trên diện rộng; do triều cường kết hợp với mưa lớn, do những cơn bão; do vỡ đê, đập trữ nước.
– Khi một trong những nguyên nhân trên xảy ra khiến lượng nước đổ về các sông, suối quá lớn trong khoảng thời gian ngắn khiến cho hệ thống sống, suối không kịp thoát nước, mực nước dâng cao nhanh, tràn vào các vùng trũng, vùng dân cư, vùng ven bờ gây ngập lụt. Tại các vùng đồi dốc, dòng nước lớn, chảy mạnh, siết gây ra hiện tượng lũ quét, tàn phá mọi thứ trên đường đi.
– Nước sẽ gây ngập úng một thời gian nhất định. Khi nguyên nhân gây ra lũ lụt không còn nữa, nước bắt đầu rút dần về các ao hồ, hồ, sông, suối, hiện tượng lũ lụt cũng giảm dần.
– Những năm gần đây lũ lụt xảy ra ngày càng nhiều và phạm vi ảnh hưởng rất rộng. Hằng năm miền Trung nước ta là nơi hứng nhiều nhiều cơn bão lớn đổ bộ. Những cơn bão ngày càng mạnh hơn, có sức tàn phá kinh khủng hơn, gây ra hiện tượng lũ lụt có sức tàn phá khủng khiếp, để lại hậu quả vô cùng lớn.
3. Tác động, ảnh hưởng của lũ lụt.
– Lũ lụt gây thiệt hại nặng nề về tính mạng (người dân, chiến sĩ bộ đội đi cứu trợ cứu nạn), ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe của con người.
– Lũ lụt tàn phá nhà cửa, ruộng vườn, vật nuôi, hoa màu. Hơn hết, lũ kéo theo sạt lở đất, tổn hại lớn tới các công trình đường xá, công trình. Thiệt hại kinh tế nặng nề.
– Sau lũ lụt, dẫn đến tình trạng bệnh dịch và tình trạng đói kém, tiếp tục đe dọa tính mạng của nhiều người. Con bão Nina xảy ra năm 1975 ở Trung Quốc và Đài Loan 145.000 người vì bệnh dịch và thiếu lương thực khiến cho số người chết lên đến 230.000 người.
5. Giải pháp khắc phục.
– Cần tăng cường trồng rừng, phủ xanh các đồi đất trống, đặc biệt là những nới có độ dốc lớn. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tăng cường ứng phó hiệu quả quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra.
– Xây dựng đập nước điều tiết nước mùa lũ, nâng cao đê điều. Kiên cố nhà cửa, di dời dân cư lên chỗ ở cao hơn để tránh lũ. Tuyên truyền sâu rộng các biện pháp ứng phó với lũ lụt trong toàn dân.
– Học cách thích ứng với nhịp lũ lụt ở từng địa phương.
– Thành lập các lực lượng sẵn sàng cứu trợ khi có lũ lụt lớn xảy ra.
6. Những trận lũ lụt có sức tàn phá khủng khiếp đã từng xảy ra.
– Cơn bão năm 1970 ở Bangladesh khiến nước này bị lũ lụt nhấn chìm. Ước tính số người tử vong dao động từ 300.000 đến 1 triệu người, một con số quá khủng khiếp.
– Lũ sông Hoàng Hà, Trung Quốc (1887): khoảng 2 triệu người chết.
– Lũ lụt Trung Quốc (1931): khiến khoảng 4 triệu người.
– Gần đây nhất, cơn bão Yagi xảy ra ở 9 tỉnh miền Bắc khiến cho hàng trăm người chết, hàng trăm nghìn người bị mất nhà cửa, thiệt hại về kinh tế là vô cùng lớn.
III. Kết bài:
– Khẳng định vấn đề: lũ lụt là một trong những thiên tai khủng khiếp nhất trên Trái đất, gây thiệt hại nặng nề cả về tính mệnh con người lẫn của cải vật chất.
– Mỗi người cần nhận thức rõ những tác hại khủng khiếp của lũ lụt, không được chủ quan, liên tục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sống, tích cực trồng rừng, sẵn sàng ứng phó với thiên tai.
– Là học sinh, chúng ta cần tích cực bảo vệ cây xanh, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
»»» Xem thêm: