»» Nội dung bài viết:
Suy nghĩ về lối học tủ, học vẹt của học sinh ngày nay
- Mở bài:
Những vất vả trong học tập chỉ là tạm thời còn những khổ đau vì không học là mãi mãi. Không có gì giúp con người là việc thành công và gặt hái hạnh phúc ngoài việc học tập thật tốt. Thế mà ngày nay, có rất nhiều học sinh chọn lối học tủ, học vẹt nguy hại khiến cho nhà trường, gia đình và xã hội vô cùng lo lắng.
- Thân bài:
Học vẹt là gì?
Học vẹt là học mà không hiểu, học thuộc lòng một cách máy móc, chứ không chịu khó tìm tòi suy nghĩ về nội dung vừa học chẳng khác nào như một con vẹt chỉ lặp đi lặp lại từng câu từng chữ mà người khác đã dạy cho mình mà hoàn toàn không hiểu gì về nội dung của những câu nói đó.
Học tủ là gì?
Học tủ là không học hết những gì thầy cô đã truyền dạy cho mình mà chỉ học những nội dung nào mình cho là quan trọng, có khả năng ra thi.
Nguyên nhân của lối học vẹt, học tủ của học sinh:
– Trước hết, do bản thân học sinh, lười học, ham chơi, mải mê với các sản phẩm công nghệ, xem thường và xa rời nhiệm vụ học tập.
– Do sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, đời sống vật chất tăng cao, kéo theo nó là lối sống thụ hưởng, lười biếng lao động của không ít người.
– Việc giáo dục nhân cách, nhân phẩm, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm cho học sinh chưa được quan tam đúng mức khiến học sinh mất định hướng trong học tập, chưa có tình yêu đích thực đối với tri thức và cuộc sống.
– Hiện tượng gian lận trong thi cử, mua việc, chạy việc diễn ra phổ biến khiến học sinh mất niềm tin vào sức mạnh và lợi ích của học tập trong khả năng cạnh tranh việc làm trong xã hội khiến nhiều học sinh tỏ ra chán nản, buông bỏ việc học.
Tác hại của lối học vẹt, học tủ:
Học vẹt khiến cho việc học lại trở nên nặng nề, tốn nhiều thời gian công sức mà hiệu quả không cao: bài học lâu thuộc nhưng lại dễ quên; những câu hỏi thông minh, đòi hỏi khả năng tư duy, lí luận thì không tài nào làm được mà ngay cả những câu hỏi đơn giản, mang tính lí thuyết đôi lúc cũng không tránh khỏi tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Học vẹt không phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của người học. Lúc nào ta cũng chỉ rập khuôn, đóng khung sự suy nghĩ của mình trong những hiểu biết của người khác. Học như thế thì kiến thức làm sao sâu rộng được?
- Suy nghĩ về lối học đối phó của học sinh ngày nay
- Nghị luận về tác hại của gian lận trong thi cử của học sinh ngày nay
- Trình bày những giải pháp để khắc phục sự lười biếng của học sinh ngày nay
Quen lối học vẹt, con người trở nên thụ động, không có khả năng tư duy độc lập, giải quyết mọi tình huống vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Nếu cách học này được duy trì thì xã hội sẽ dậm chân tại chỗ, không còn những phát minh, sự sáng tạo.
Học tủ thì khó tránh khỏi những lúc bị tủ đè, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập. Tại sao ta lại chọn cho mình cách học tủ tự giới hạn sự hiểu biết của mình và đặt sự thành công của mình và sự may rủi.
Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó chẳng đem lại ích lợi gì. Nó chỉ khiến cho kiến thức của ta thiếu vững chắc, thui chột mọi tài năng, sự sáng tạo, khiến cho con người trở nên thụ động, thiếu tự tin vào chính mình.
Cách khắc phục lối học tủ, học vẹt:
Chú ý nghe giảng, vận dụng đầu óc, chịu khó suy nghĩ, không dễ dàng chấp nhận tri thức: “Học đừng vụn vặt nên suy rộng”. Học 1 biết 10, nắm vững những điểm cốt lõi, trọng yếu, so sánh đối chiếu với thực tế, học phải đi đôi với hành, không ngừng mở rộng tri thức.
- Kết bài:
Học vẹt, học tủ là một lối học nguy hại, phản khoa học, ẩn chứa nhiều nguy cơ. Bởi thế, chúng ta nên chọn cho mình một lối học chính xác và phù hợp với bản thân nhất.
Ổn
Hi thầy ????