»» Nội dung bài viết:
Suy nghĩ về nhận định: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả.
1. Giải thích:
+ “Riêng”: nét mới, cái độc đáo.
→ Văn chương phải luôn mới mẻ, độc đáo mới có thể khẳng định được giá trị và tồn tại.
2. Bàn luận.
– Biểu hiện của cái riêng trong văn chương:
+ Giọng điệu riêng biệt của tác phẩm.
+ Cách nhìn, cách cảm của nhà văn có tính chất khám phá.
+ Yếu tố mới trong nội dung tác phẩm.
+ Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn riêng.
– Vì sao văn chương phải có cái riêng?
+ Văn chương là lĩnh vực của cái độc đáo. Mỗi tác phẩm văn chương phải có nét riêng, nét mới ở ý tưởng nghệ thuật cũng như ở hình thức biểu hiện.
+ Mỗi nhà văn phải có một thế giới nghệ thuật riêng, một “chân trời” riêng, một “biên cương” riêng. Nhà văn có phong cách thì mới được người đọc chấp nhận và yêu mến. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn.
– Vì sao không có cái riêng, văn chương sẽ không là gì cả?
+ Mới mẻ, độc đáo, khác biệt là điều kiện tồn tại của tác phẩm văn chương. Tác phẩm chương không có gì mới sẽ không được người đọc tiếp nhận.
+ Nhà văn có phong cách nghệ thuật mờ nhạt sẽ bị người đọc quên lãng; lặp lại mình hoặc lặp lại người khác đều là điều tối kị trong hoạt động sáng tác của nhà văn. “Cái bình thường là cõi chết của nghệ thuật ” (M.Gorki).
→ Nhận định nhấn mạnh tầm quan trọng của phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cái độc đáo cho tác phẩm.