suy-nghi-ve-quan-niem-song-la-cho-dau-chi-nhan-rieng-minh-cua-to-huu

Suy nghĩ về quan niệm: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình của Tố Hữu.

Suy nghĩ về quan niệm: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình của Tố Hữu.

  • Mở bài:

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết:

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…”

Nhà thơ Tố Hữu, con chim đầu đàn của thơ ca hiện đại Việt Nam, lại cho rằng: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Đây là một quan niệm sống tích cực, là bài học cần thiết cho mỗi chúng ta, nhất là giới trẻ ngày nay.

  • Thân bài:

1. Giải thích.

“Sống” không chỉ là sự tồn tại mà là quá trình giao hòa với cộng đồng, xã hội, là một phần trong đời sống.

“Cho” là đem cái mình có đưa tặng người khác mà không đổi lấy gì cả.

“Nhận” là sự đón lấy, hưởng thụ về vật chất hoặc về tinh thần.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”: biết cho đi yêu thương, sống tận tâm, quan tâm những người xung quanh, có trách nhiệm với chính mình và người khác.

→ Giữa “cho” và “nhận” luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Muốn nhận được điều tốt đẹp ta phải biết “cho” đi những điều tốt đẹp.

2. Bàn luận: Vì sao “sống là cho không chỉ nhận riêng mình”?

– Bởi hạnh phúc không phải là đích đến mà là quá trình. Mỗi thành quả đều cần trải qua gian nan, vất vả mà có. Vậy nên phải biết trân trọng, và biết ơn bằng cách sống biết “cho” đi.

“Cho” đi là một biếu hiện của cách sống đẹp, để làm nên sức mạnh duy trì cuộc sống.

– Chúng ta có thể “cho” đi về vật chất hoặc sẻ chia tình cảm với tinh thần “một người vì mọi người”.

– Kết hợp hài hòa giữa quyền lợi và trách nhiệm, giữa “cho” và “nhận”, phải nhận thức rõ được niềm hạnh phúc của bản thân khi đem lại hạnh phúc cho người khác là như thế nào.

→ “Bạn sẽ thấy niềm vui khi giúp đỡ người khác bằng cả tấm lòng” (Poul Newman). Bởi thê, hãy luôn học cách giúp đỡ người khác.

* Dẫn chứng:

– Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của dân tộc – cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân của Bác là bài ca bất tử về sự hy sinh cống hiến cao cả cho nhân dân cho nước.

– Nguyễn Đình Chiểu cả cuộc đời của ông cũng gặp vô vàn khó khăn lận đận, đi thi thì nhận được tin mẹ mất, ông bỏ thi về Nam để chịu tang mẹ, khóc nhiều nên bị mù cả hai đôi mắt nhưng ông vẫn vừa dạy học vừa bốc thuốc chữa bệnh cho dân, vừa làm thơ khuyến khích tinh thần đánh giặc ngoại xâm.

3. Bàn luận mở rộng:

– Lối sống vô cảm, sống chỉ biết “nhận” chứ không hề “cho”: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” đáng phê phán.

– “Cho” đi đúng lúc, đúng mức, không nên mù quáng.

  • Kết bài:

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” thể hiện một quan niệm sống phù hợp với đạo đức con người trong mọi thời đại.

– Đó là một quan niệm sống đẹp.

“Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên
Nhìn rõ quê hương ngồi nghĩ lại mình
Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống
Vì sao tôi sống ?
Vì đất nước cần một trái tim”.

Xem thêm:

– Nghị luận về lối sống đẹp.
– Nghị luận: Khi bạn cho đi cũng chính là lúc bạn nhận lại.

Nghị luận: Thước đo của cuộc đời không phải thời gian, mà là cống hiến.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang