suy-nghi-ve-suc-manh-vuot-qua-kho-khan-va-su-tro-giup

Suy nghĩ về sức mạnh vượt qua khó khăn và sự trợ giúp

Suy nghĩ về sức mạnh vượt qua khó khăn và sự trợ giúp

  • Mở bài:

Cuộc sống không bao giờ dễ dàng đối với bất kì ai. Muốn thành công và xây dựng được hạnh phúc, con người cần có sức mạnh vượt qua khó khăn, chinh phục thử thách đạt đến mục tiêu. Trong hành trình gian nan ấy, ta vẫn cần có sự trợ giúp của người khác để có thể đảm bảo thành công hoặc để hoàn thành nhanh hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng nên nhận những sự trọ giúp.

  • Thân bài:

Những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là cơ hội để con người tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân và tự hoàn thiện mình. Giúp đỡ người khác trong khó khăn hoạn nạn là hành động cao đẹp. Tuy nhiên, lòng tốt (sự trợ giúp) nếu không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả, những hệ lụy nghiêm trọng.

Tại sao những khó khăn thử thách trong cuộc sống là những cơ hội cho con người vươn lên?

Khó khăn thử thách buộc con người phái phấn đấu không những; khó khăn thử thách rèn cho con người bản lĩnh, ý chí; khó khăn nhiều khi là động lực khích lệ con người hành động… Khi vượt qua thử thách, con người sẽ trưởng thành hơn.

Lúc mới chập chững bước đi, nếu không tự mình khám phá thế giới xung quanh, đứa trẻ sẽ không thể trưởng thành. Đứa trẻ cần phải tự mình cảm nhận bằng chính cảm xúc của mình, tự đánh giá và kết luận về những gì chúng đã tiếp xúc để hình thành những kỹ năng sinh tồn cơ bản nhất. Đó là những bài học đầu đời tuy đơn giản nhưng hết sức quan trọng.

Nếu không có khó khăn thử thách, con người sẽ ỷ lại, không có môi trường để rèn luyện, phấn đấu, không có động lực để vươn lên… Một đứa trẻ được bao bọc quá kĩ lưỡng bởi sự chăm sóc của bố mẹ, thiếu trải nghiệm, lí thuyết suông sẽ không thể cảm nhận chân thực bản chất của cuộc sống. Chúng tuy khỏe mạnh về thể chất nhưng lại yếu đuối về tinh thần. Trước khó khăn, trở ngại sẽ sớm thất bại. Trong nghịch cảnh sớm phải đầu hàng.

Tại sao lòng tốt không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả, những hệ lụy nghiêm trọng?

Lòng tốt rất cần trong cuộc sống. Đó là nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua nghịch cảnh, là động lực để xây dựng xã hội công bằng, văn minh và tiến bộ. Thế nhưng, lòng tốt ấy phải thể hiện đúng cách, đúng chỗ, đúng lúc, hợp hoàn cảnh thì mới có tác dụng.

Một đứa trẻ chỉ khi vấp ngã, chúng mới biết cẩn thận trong từng bước đi; biết tự mình đứng dậy khi vấp ngã, chúng mới biết cần dựa vào bản thân mình chứ không phải từ người khác. Trong học tập, nếu giáo viên giảng giải đầy đủ kiến thức mà không tạo dựng vấn đề có thử thách thì học sinh chỉ biết học như con vẹt, tri thức sáo rỗng, yếu kém về tư duy và vụng về trong kỹ năng so sánh, giải quyết vấn đề thực tế. Trong gia đình, nếu cha mẹ không cho con cái cùng tham gia làm việc nhà, con cái sẽ ỷ lại, sống vô cảm, không biết chia sẻ. Khi con cái có xung đột với bạn bè hoặc người khác, đã vội can thiệp sẽ khiến con cái dựa dẫm, đánh mất niềm tin vào bản thân.

Khó khăn, trở ngại là động lực phát triển và hoàn thiện con người. Sự trợ giúp là động lực thúc đẩy con người tự tin vượt khó khăn, trở ngại, chiến thắng nghịch cảnh vươn tới thành công. Cuộc sống không phải lúc nào ta cũng nhận được sự trợ giúp của người khác. Thế nên, đừng dựa dẫm vào người khác mà hãy biết dựa vào bản thân mình. Cũng không nên giúp đỡ người khác nếu bản thân họ có thể vượt qua được. Hãy tôn trọng và để họ tự vươn lên.

  • Kết bài:

Mối quan hệ giữa sức mạnh vượt qua khó khăn và sự trợ giúp là vấn đề khiến ta phải suy nghĩ. Bất kì ai cũng đều muốn tìm chỗ dựa dẫm để bản thân không phải lăn lộn giữa cuộc đời. Nhưng một khi ta đã quen có chỗ dựa, một ngày nào đó chỗ dựa ấy gục ngã, biến mất hoặc rời ta đi, lại phải nhờ cậy chính mình; e rằng đến lúc đó, ngay một chút sức lực đứng lên cũng không còn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang