Suy nghĩ về tầm quan trọng của việc tu dưỡng văn hóa của con người

tam-quan-trong-cua-viec-tu-duong-van-hoa-cua-con-nguoi

Suy nghĩ về tầm quan trọng của việc tu dưỡng văn hóa của con người

  • Mở bài:

Mahatma Gandhi từng nói: “Nền văn hóa của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân”. Chính văn hóa trong sáng và vững mạnh của mỗi cá nhân làm nên văn hóa của cộng đồng, dân tộc và đất nước. Bởi vậy, việc tu dưỡng văn hóa ở mỗi con người là nhiệm vụ rất cần thiết, rất quan trọng.

  • Thân bài:

Văn hóa là gì?

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng khác. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt, cùng với biểu hiện của đó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

Văn hóa không phải là cái mà chúng ta đã học được, ấy là cái gì còn lại sau khi chúng ta đã quên tất cả những điều đã học: cái còn lại cho ta đó là tư tưởng, là đạo nghĩa, là thị hiếu và quan niệm, nó làm tăng gia và cao nhã cái ý thức của chúng ta về cuộc đời. Tri thức và lối sống tạo nên nhân cách hoàn chỉnh của con người có văn hóa, nhưng cái gốc vẫn là tính nhân bản sâu sắc.

Người có văn hóa là người có hành vi ứng xử đúng mực, luôn nhã nhặn lịch thiệp, kính trên nhường dưới, biết tôn trọng thuần phong mỹ tục, cổ vũ cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, có trách nhiệm công dân. Họ tích cực làm lan tỏa lối sống đẹp, có tri thức cao nhưng phải biết khuếch tán giá trị tri thức với cộng đồng.

Con người có văn hóa không thể tách rời những tố chất cần thiết của tinh hoa truyền thống dân tộc, đồng thời cần khẳng định rằng trình độ tri thức cao luôn phải gắn liền lối sống nhân văn lương thiện, sống có ích cho gia đình và xã hội.

Vì sao con người cần phải tu dưỡng văn hóa ?

Không có văn hóa và thứ tự do tương đối nó gợi lên, xã hội ngay cả khi hoàn hảo cũng chỉ là rừng rậm. Con người không có văn hóa thì không thể giáo dục; ở họ cũng không có luật lệ, không có đọa đức, không có nhận cách. Văn hóa chính là thước đo về trình độ người trong phát triển, đồng thời cung là thước đo giá trị con người.

Văn hóa, trong đặc trưng bản chất của nó là thống nhất trong đa dạng, thống nhất từ vô số những khác biệt. Văn hóa có tính tiếp biến và phát triển. Bởi thế cần phải luôn luôn tu dưỡng văn hóa để bắt kịp với sự phát triển ấy.

Nói tới văn hóa là nói đến những cái gì đúng, tốt và đẹp, những gì biểu hiện chân – thiện – mỹ mới được gọi là văn hóa. Con người sống có văn hóa sẽ có lối sống đẹp, được mọi người yêu mến, kính trọng.

Hội nhập quốc tế về văn hóa đòi hỏi một bản lĩnh văn hóa mạnh. Nếu thiếu sức mạnh sẽ dễ rơi vào tình trạng tự đánh mất truyền thống, giá trị truyền thống, nhất là bản sắc văn hóa của dân tộc mìnhMà mất văn hóa là mất tất cả. Đó là lời cảnh báo về thách thức và nguy cơ phải luôn vượt qua trong đổi mới, hội nhập, phát triển. Tu dưỡng văn hóa thường xuyên là để phù hợp với thời đại, sẵn sàng hội nhập thế giới.

Tu dưỡng văn hóa là gìn giữ những phẩm chất tốt đẹp vốn có của con người, xây dựng bản lĩnh văn hóa vững mạnh, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa tộc.

Cần tu dưỡng văn hóa như thế nào?

Văn hóa của con người thể hiện thông quá các hoạt động sống cụ thể hằng ngày. Lối sống có văn hóa Lối sống, nếp sống là một trong những yếu tố cơ bản để tạo nên đời sống xã hội. Lối sống nếp sống phản ánh các chuẩn mực xã hội, mang tính khuôn mẫu và đóng vai trò quyết định, chi phối các mối quan hệ trong xã hội.

Về Xây dựng nếp sống cá nhân, cần có thái độ, hành vi chuẩn mực, cách ăn mặc phù hợp, nói năng nhã nhặn, phép ứng xử lịch sự với mọi người; kỷ luật cao trong lao động, có ý thức chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm cao đối với cộng đồng và đối với các thành viên gia đình (chăm sóc giáo dục con cái, nuôi dưỡng cha mẹ, chăm sóc người cao tuổi), bạn bè hàng xóm. Xây dựng gia đình có nếp sống văn hóa là khai thác những yếu tố tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam, đề cao trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình, cùng nhau xây dựng một cuộc sống tốt đẹp. Xây dựng nếp sống xã hội lòa hình thành những chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử văn hóa, có lối sống, nếp sống văn minh, lành mạnh, tiến bộ.

Trong mối quan hệ ứng xử với gia đình, cần thực hiện những nội dung cơ bản, đó là: hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; tổ chức lao động, sản xuất kinh doanh, công tác học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả. Để thực hiện nội dung này, tùy điều kiện, nhu cầu, hoàn cảnh của từng địa phương để chúng ta vận dụng các tiêu chuẩn sao cho phù hợp hợp.

Về thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa nơi công cộng: có hiểu biết và tôn trọng luật pháp, các quy tắc trật tự, vệ sinh, an toàn giao thông… giữ gìn vệ sinh môi trường ở những nơi công cộng như đường làng, ngõ xóm, xây dựng nếp sống và ứng xử văn minh nơi công cộng. Thực hiện các hành vi ứng xử có văn hóa, giao tiếp, trang phục gọn gàng, thân thiện.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Phong hóa là gì? - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.