Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về Toán, Lý, Ngoại ngữ…Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu Á tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
Dàn bài: Suy nghĩ về thành tích huy chương của học sinh Việt Nam ở các cuộc thi quốc tế
I. MỞ BÀI
– Truyền thống hiếu học và truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc (hoặc trích dẫn lời Nguyễn Thiếp, hoặc thơ văn)
– Học sinh đạt giải trong các kì thi quốc tế luôn là niềm tự hào của thế hệ trẻ nói riêng và cả nước nói chung.
II. THÂN BÀI
Phân tích:
Trong lịch sử, nước ta đã có biết bao anh tài từng làm vẻ vang dân tộc. Lương Thế Vinh đi sứ sang Trung Quốc, nổi tiếng với bài toán cân voi khiến triều đình Trung Hoa nể phục. Tuy vẻ bề ngoài xấu xí nhưng tài năng cảu Mạc Đình Chi thể hiện cốt cách thanh tao của con người đất Việt. Cậu bé Nguyễn Huyền đỗ trạng nguyên khi mới 12 tuổi.
Trong thời đại ngày nay, các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế là một sân chơi trí tuệ cho những người trẻ tuổi. Cuộc thi Toán quốc tế tháng 9/2004 ở Ấn Độ của học sinh tiểu học với 20 huy chương, trong đó 14 huy chương vàng, giải nhất toàn đoàn. Đỗ Hoài Anh – học sinh trung học phổ thông, với bảng thành tích khiến mọi người phải thán phục: giải nhất kỳ thi học sinh giỏi cấp trường phổ thông Đông Bắc Mĩ; là một trong năm học sinh có điểm tổng kết cao nhất toàn Đông Bắc Mĩ với số điểm 99,7/100, chưa kể số điểm tuyệt đối 800/800 của môn Toán trong kỳ thi đại học. Cô gái trẻ tuổi này đã nhận được “Giải thưởng giáo dục” của Tổng Thống Mỹ dành cho những học sinh trung học xuất sắc nhất toàn Mỹ và có tên trong “Who is who among America High School Students” (Cuốn sách viết về những học sinh xuất sắc nhất của Mỹ), nhận được học bổng của ba trường đại học Mỹ.
Ba học sinh của khối chuyên trường đại học Khoa học tự nhiên đã đoạt giả nhì AGAES – một cuộc thi sáng tạo lập trình cho Liên minh công nghệ truyền thông – thông tin Châu Á (AIC) tổ chức.
Giải ba của các anh chị đội Học viện Bưu chính Viễn thông giành được trong nội dung Micro Mouse.
Giải nhất toàn quốc cuộc thi Viết thư quốc tế (UPU) lần thứ 36 do Bộ Bưu chính Viễn thông tổ chức hàng năm của Quận Bình Thạnh. Học sinh Hồ Bảo Duy trương THCS Lê Văn Tám (lớp 9 năm học 2006 – 2007), hoàn cảnh gia đình khó khăn vẫn chăm học.
– Việt Nam đoạt giải nhất cuộc thi thiết kể vi mạch LSI 2010 (Large Scale Integrated) vừa qua tại Okinawa (Nhật) cho đội “Little Chicken” với 2 thành viên Trần Thị Hồng và Luyện Đức Hạnh, kỹ sư thiết kế vi mạch. Đây là cuộc thi lần thứ 13, có 27 đội tham gia với 103 thành viên đến từ Idonesia, Hàn Quốc, Singapore, Nhận Bản, Đài Loan, Việt Nam…
Bàn luận:
– “Nhân tài là do 99% của sự cần cù chăm chỉ, còn 1% của sự thông minh.”
– Xúc động sâu sắc, tự hào khi quốc kì, quốc ca Việt Nam cất lên ở lễ trao giải.
– Suy nghĩ về truyền thống cần cù, chăm chỉ tạo nên trí thông minh linh hoạt và sáng tạo của dân tộc Việt Nam – đặc biệt thanh niên học sinh Việt Nam (liên hệ với bản thân “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”).
– Suy nghĩ về việc tham gia các kì thi học sinh giỏi quốc tế, vượt qua muôn ngàn khó khăn khách quan, chủ quan bởi hoàn cảnh của học sinh nước ta.
– Suy nghĩ về thành tích đạt được: vui sướng, tự hào.
– Mong muốn nhà nước quan tâm tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được bộc lộ tài năm và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng.
III. KẾT BÀI
– Hãnh diện, tự hào, khâm phục và ước mơ.
– Hành động thiết thực bằng việc cố gắng học tập trau dồi trình độ kiến thức.
- Hãy chứng mình rằng: “Có công mài sắt có ngày nên kim”
- Hãy chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”