Suy nghĩ về tinh thần vượt khó qua câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
I. Mở bài:
Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phảng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi. Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.
II. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
* Nghĩa đen: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo có nghĩa đen là đừng thấy sóng lớn mà buông cây dầm.
* Nghĩa bóng: không bao giờ chịu đầu hàng, khuất phục hay ùi bước trước khó khăn, trở ngại.
⇒ Lòng kiên trì, bền bỉ, tinh thần vượt lên trên nghịch cảnh được thể hiện bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sự cố gắng chăm chỉ dù trong quá trình thực hiện chúng ta có thể gặp những gian nan thử thách, nhiều sóng gió, dẫn chúng ta tới thất bại.
2. Suy nghĩ về ý nghĩa của câu tục ngữ:
– Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Có công mài sắt có ngày nên kim”, “Thất bại là mẹ thành công”…
– Trong cuộc sống của con người muốn thành công phải trải qua rất nhiều sự nỗ lực, phải cố gắng tích lũy kinh nghiệm, kiến thức rất lâu, nhưng không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nhiều khi chúng ta còn gặp sự thất bại cay đắng. Những lúc như vậy chúng ta phải có lòng kiên trì, niềm tin vào việc mình sẽ thành công để cố gắng bắt đầu lại từ đầu.
– Một trong những tinh thần khiến con người có thêm sức mạnh là lòng kiên cường trong cuộc sống, để xây dựng một xã hội ấm no hạnh phúc đó là lòng kiên trì. Lòng kiên trì có những vai trò và ý nghĩa như thế nào? Vì mọi việc trong cuộc sống không dễ dàng thành công được, không phải hiện ngay ra trước mắt mà những lúc đó con người không được vội vàng, hấp tấp cần có lòng kiên trì, quyết tâm thì mọi việc cũng sẽ trở nên rất dễ dàng.
– Sẽ có những khó khăn thử thách tưởng chừng như ta phải gục ngã nhưng bằng sự cố gắng, kiên trì thì sẽ thành công: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức.”
– Hơn nữa, “Tất cả mọi điều giá trị đều cần thời gian, không có thành công qua đêm” (Jack Canfield), một tòa tháp đồ sộ, vĩ đại đến đâu cũng phải xây dựng từ những viên đá nhỏ. Chúng ta phải bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất, không vì những việc cảm thấy nhỏ nhặt mà bỏ qua thì khi làm luôn việc lớn khó mà vượt qua nổi.
– Nhờ có kiên trì mà ta không bị thất bại. Kiên trì giúp cho chúng ta đạt được ước mơ. Những người thành công trong cuộc sống đó là những người luôn biết phấn đấu, kiên trì, nhẫn nại. Bởi họ đặt hết niềm tin, quyết tâm vào công việc thì chắc chắn họ sẽ thành công. Sự kiên nhẫn là chìa khóa để giải quyết mọi khó khăn, giúp chúng ta lấy những vấp ngã làm bài học mà quyết tâm cố gắng đến cùng để đạt được mục tiêu.
– Những tấm gương sáng ngòi về ý chí kiên định, lòng kiên trì. bền bỉ, tinh thần vượt lên trên nghịch cảnh, thấy “sóng cả” mà không “ngả tay chèo”, vươn lên đạt tới thành công vốn rất phổ biến trong đời sống:
+ Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt. Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý : có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập?
+ Người nông dân Việt Nam đã phải “dầu mưa dãi nắng”, “đầu tắt mặt tối” ngoài đồng ruộng với mong ước có một vụ mùa bội thu. Dù hạn hán, dù lũ lụt, ý chí vươn lên thoát đối thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi.
+ Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác.
+ Edison đã phải miệt mài thực hiện đến 1000 thí nghiệm thì mới tìm ra được chất làm nên dây tóc bóng đèn. Nếu không có niềm say mê, kiên trì, nhẫn nại đó thì chắc giờ đây nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối.
– Lòng kiên trì không phải tự nhiên mà có được mà do chúng ta phải rèn dũa dần dần. Hãy rèn luyện đức tính kiên trì bằng những việc làm hằng ngày. Nên bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất. Là mỗi học sinh thì hãy hoàn thành bài tập về nhà trước khi đến lớp, vâng lời thầy cô, cha mẹ, rèn luyện ý chí vững vàng để khó khăn nào cũng vượt qua. Khi chúng ta đứng trước một khó khăn thử thách đừng nên bỏ qua mà hãy tự mình vượt qua, không ngại khó khăn gian khổ. Ý thức được ý nghĩa của lòng kiên trì đối với con người, với bản thân mình và những người xung quanh. Khi chúng ta đứng trước thất bại không nên nản lòng mà hãy tiếp tục đứng lên.
– Lòng kiên trì là một đức tính đáng quý và cần có của mỗi con người. Hãy biết trân trọng và giữ gìn phẩm chất này để thành công trên mọi con đường mà mình đang hướng tới.
3. Phê phán:
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống hèn nhát, yếu đuối, không co ý chí, nghị lực. Trước khó khăn trở ngại, họ sớm chịu lùi bức, mới thấy “sóng cả”, đã vội “ngả tay chèo”. Những nguwif như thế thật đáng chê trách.
4. Bài học:
– Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.
– Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi, dám thất bại để trưởng thành đi đến thành công.
– Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình trước thất bại.
III. Kết bài
Nêu suy nghĩ về vấn đề: Câu tục ngữ là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp con cháu sau này. Lời dạy trên là phương châm cho mọi hành động của chúng ta, nó nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thần vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm của mình – ta không quên “có chí thì nên”.