»» Nội dung bài viết:
Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyên “Ông lão ăn xin và cậu bé tốt bụng”
Hướng dẫn làm bài:
I. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề nghị luận.
– Giới thiệu câu chuyện “Ông lão ăn xin và cậu bé tốt bụng”
II. Thân bài:
Nội dung câu chuyện “Ông lão ăn xin và cậu bé tốt bụng”:
– Câu chuyện kể rằng có một cậu bé nhìn thấy một người ăn xin rách rưới trên đừng phố. Ông lão chìa tay cầu khẩn, chờ đợi cậu bé giúp đỡ. Thế nhưng, cậu bé chẳng có một đồng nào để cho ông. Cậu vội nắm bàn tay cằn cỗi của ông, trình bày hòn cảnh của mình. Ông lão không những không giận mà còn mỉm cười cảm ơn hành động tử tế của cậu bé tốt bụng.
Ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện:
– Từ hành động cho và nhận của anh thanh niên và người ăn xin, truyện đã ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người trong cuộc sống.
– Thái độ sống, cách ứng xử của con người với con người: Câu chuyện “Ông lão ăn xin và cậu bé tốt bụng” là lời khuyên về cách sống, thái độ sống của mỗi con người trong cuộc đời:
+ Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá mà ta tặng cho người khác.
+ Và khi trao món quà tinh thần ấy cho người khác thì ta cũng nhận được món quà quý giá như vậy.
Câu chuyện gợi suy cho chúng ta suy nghĩ gì về cuộc sống và cách ứng xử của con người trong xã hội hiện tại?
– Cuộc sống đẹp là phải biết đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh bất hạnh, khổ đau của người khác.
+ Biểu hiện đẹp: Con người biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống (truyền thống tương thân, tương ái, đức hi sinh, biết sống vì người khác, có trách nhiệm…).
+ Bên cạnh đó có một bộ phận cá nhân trong xã hội còn thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, sống hưởng thụ hoặc có thái độ khinh miệt đối với những con người nghèo khổ trong xã hội. Cần lên án loại bỏ những hành động và suy nghĩ đó.
– Lời khuyên về cách sống và thái độ sống đối với mọi người:
+ Đồng cảm, sẻ chia, học cách quan tâm và ứng xử tốt đẹp, có văn hoá để cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Câu chuyện có tác dụng giáo dục lòng nhân ái cho mỗi chúng ta.
Bài học nhận thức và hành động:
– Câu chuyện “Ông lão ăn xin và cậu bé tốt bụng” gợi cho ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống: Cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ hành động hoặc việc làm, một lời động viên chân thành nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao… nhưng quan trọng nhất chính là thái độ khi cho và nhận cần phải chân thành, có văn hoá.
– Liên hệ bản thân: Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm, chia sẻ với mọi người…
III. Kết bài:
– Đánh giá nội dung câu chuyện: có ý nghĩa sâu sắc, như một thông điệp về cách ứng xử của con người trong cuộc sống.
– Mở rộng nâng cao vấn đề (nếu có): Câu chuyện là bài học về kĩ năng sống, hàng trang cho mỗi người về cách “cho” và “nhận” (đặc biệt là thế hệ trẻ – qua cách ứng xử của anh thanh niên trong câu chuyện).