suy-nghia-ve-thoi-kieu-cang-ngao-man-qua-cau-chuyen-nha-bac-hoc-qua-song

Suy nghĩa về thói tự cao, kiêu ngạo qua câu chuyện Nhà bác học qua sông

Suy nghĩa về thói tự cao, kiêu ngạo qua câu chuyện “Nhà bác học qua sông”

Một hôm, có một nhà bác học ngồi trên một con thuyền qua sông. Ngồi không, cảm thấy buồn chán, nhà bác học bèn nói chuyện với người chèo thuyền. Ông ta ngẩng cao đầu, kiêu ngạo hỏi:
– Anh có nghiên cứu triết học không? Đó là thứ học vấn cần thiết nhất trên thế giới đấy!
Im lặng một hồi lâu, người chèo thuyền trả lời một cách ngượng ngập:
– Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền, không có thời gian nghiên cứu triết học.
– Như vậy là anh đã lãng phí mất một nửa cuộc đời rồi – nhà bác học nói. Nói xong ông ta quay mặt ra ngoài, ngắm nhìn sông nước, không nói chuyện với người chèo thuyền nữa.
Nào ngờ, một lúc sau, trời nổi giông bão, con thuyền nhỏ bị lật, cả nhà bác học và người chèo thuyền đều bị rơi xuống nước.
– Ông có biết bơi không? – Người lái thuyền hét lớn, hỏi nhà bác học.
Lúc này nhà bác học đã bị chìm đến cổ, lập cập trả lời:
– Không biết!
– Vậy thì ông đã lãng phí cả cuộc đời mình rồi! – người chèo thuyền nói

(Trích 200 bài học đạo lí, NXB Văn hóa Thông tin, 2011)


  • Mở bài:

Thói tự cao, kiêu ngạo vốn tồn tại bên trong mỗi con người. Đó là một thói xấu, là nguyên nhân dẫn đến những sai lầm. Kẻ kiêu căng, luôn tự cho mình là giỏi thì tai không nghe được lời hay lẽ phải của người khác nữa. Qua câu chuyện “Nhà bác học qua sông”,chúng ta càng thấm thía hơn tác hại của thói kiêu căng, tự mãn của con người.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

“Nhà bác học” là những người học rộng, biết nhiều, có kiến thức uyên thâm, đặc biệt là kiến thức lí thuyết. “Người chèo thuyền” là người lao động bình thường, thường ít kiến thức sách vở, lí thuyết nhưng rất giàu vốn sống thực tế trong ngành nghề của mình. “Triết học” là những hiểu biết lớn lao, cao siêu. “Giông bão” là khó khăn, thử thách của thực tế cuộc sống. “Lãng phí một nửa cuộc đời, lãng phí cả cuộc đời” là cuộc sống không có ý nghĩa, thậm chí còn phải trả giá bằng cả tính mạng của mình.

Câu chuyện ngắn gọn nhưng thấm thía, đặt ra nhiều ý nghĩa sâu sắc. Thói tự cao, kiêu ngạo trong việc đánh giá bản thân và đánh giá người khác: khi tự cao, tự đại, luôn cho mình là giỏi thì người ta chỉ nhìn thấy những điểm yếu, thất bại của người khác, hơn nữa thái độ đó còn có thể khiến con người phải trả một cái giá rất đắt (lãng phí cả cuộc đời).

Câu chuyện cũng nêu rõ mối quan hệ giữa kiến thức sách vở cao siêu và kĩ năng sống thực tế: Nhiều khi những hiểu biết cao siêu không thể giúp ích được gì cho con người nếu như anh ta thiếu đi những kĩ năng sống cơ bản.

2. Bàn luận:

a. Kiêu căng, tự mãn dẫn đến sai lầm trong hành động.

Shakespeare từng nói: “Một người kiêu ngạo, kết quả là tự hủy diệt chính mình trong sự kiêu ngạo đó”. Thói tự cao, kiêu ngạo thường thể hiện trong việc đánh giá bản thân và đánh giá người khác. Kẻ kiêu căng thường đánh giá người khác bằng thái độ coi thường, không nhìn thấy những điểm mạnh của họ mà chỉ nhìn thấy toàn những cái xấu xa, hèn kém, tầm thường, không xứng, không ngang bằng với mình. Khi tự cao, tự đại về khả năng của bản thân sẽ dẫn đến việc nhìn nhận sai làm về bản thân và người khác.

Alexander đại đế là vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử. Trước khi ông ba mươi tuổi, ông đã chinh phục hầu hết thế giới được biết đến, từ Hy Lạp đến Ấn Độ. Trong cuộc đời chinh chiens không ngừng nghỉ, ông không thua một trận chiến nào. Tuy nhiên, thành công của ông khiến ông kiêu ngạo và nghi ngờ người khác. Ông sớm dừng việc lắng nghe lời khuyên của người khác. Bởi thế, đế chế của ông mau chóng sụp đổ ngay sau khi ông qua đời.

Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu căng. Kẻ có tâm trí càng nhỏ, sự tự cao tự đại càng to. Kẻ kiêu căng, tự mãn có thể phải nhận những hậu quả đáng tiếc bởi vì kiến thức là vô tận, con người không ai toàn vẹn. Họ mạnh ở mặt này thì yếu ở mặt kia. Nhiều khi kiến thức mà chúng ta có lại không phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, không thể phát huy tác dụng, đành phải nhận thất bại, thậm chí phải trả giá bằng cả cuộc đời (như nhà bác học qua sông).

Chuyện ngụ ngôn Rùa và thỏ để lại cho ta một bài học đáng suy ngẫm. Thỏ tuy nhanh nhẹn nhưng quá kiêu căng, ngạo mạn, đề cao bản thân và xem thường Rùa nên đã thất bại trong cuộc đua với Rùa. Rùa biết mình không có ưu thế trong cuộc đua với Thỏ nhưng nó cần mẫn, không bao giờ bỏ cuộc, chậm rãi đi tới đích mà không hề quan tâm Thỏ có tới dích hay không.

Kiêu căng, tự mãn sẽ làm giảm sút ý chí. Nếu thất bại, chưa đạt được lòng mong muốn thì cũng đừng bi quan, chán nản, phải tự tin phấn đấu hơn nữa để thành công. Tự tin vào bản thân nhưng cũng cần có thái độ khiêm tốn, đánh giá đúng mức khả năng, mặt mạnh, mặt yếu của mình, tránh thái độ coi thường người khác, luôn có tinh thần học hỏi để hoàn chỉnh, bổ sung thêm vốn hiểu biết của mình bởi bể học là vô tận.

b. Mối quan hệ giữa kiến thức sách vở cao siêu và kĩ năng sống thực tế.

Kiêu căng và kiêu hãnh là hai chuyện khác nhau, dù những từ này thường được sử dụng như đồng nghĩa. Một người có thể tự hào, kieu hãnh về bản thân mà không tự cao, tự đại. Đó là lòng tự hào chân chính. Kẻ kiêu hãnh luon muốn thể hiện nhiều hơn những gì bản thân có. Kiêu căng, ngạo mạn chỉ là cách để người khác chú ý đến mình nhiều hơn mà thôi.

Người có kiến thức sách vở uyên thâm, cao siêu nhưng thiếu kĩ năng sống thực tế, không biết áp dụng vào trong những hoàn cảnh cụ thể mà còn có tính kiêu căng thì không thể thành công, thậm chí còn phải chấp nhận thất bại đau đớn. Ngược lại, người có hiểu biết ít nhưng từng trải và giàu kinh nghiệm dù không thể làm được những điều lớn lao nhưng luôn thành công trong chính công việc của mình.

Học phải đi đôi với hành. Không thực hành, không có kĩ năng mà lại kiêu căng, ngạo mạn thì kiến thức đã học chỉ là cái vỏ bọc hào nhoáng, sẽ dẫn bước ta vào chốn hiểm nguy. Cần phải kết hợp được những kiến thức sách vở và kiến thức thực tế để có thể phát huy được điểm mạnh của mình, có như thế chúng ta mới thành công.

3. Phê phán:

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người tỏ ra kiêu cẳng, hợm hĩnh, tự cao tự đại như nhà bác học kia. Bởi thói kiêu căng, họ tự tách mình ra khỏi mọi người, khiến mọi người khinh ghét. Những người như thế thật đáng chê trách.

4. Bài học nhân thức và hành động:

Sông càng thấp càng nhận nhiều nước; lúa càng cao càng cúi đầu. Quá tự cao và kiêu ngạo sẽ làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không nhiều mối nguy hiểm rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý; và thậm chí ngay cả trong trường hợp đó, nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó nên thỏa mãn được ta, và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng là tính khiêm tốn.

  • Kết bài:

Nhà bác học Đắc-uyn từng nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Còn chủ tịch Hồ Chí minh cũng khuyên ràng ràng: “Học tập là công việc suốt đời. Biển học là vô bờ. Bởi thế, chớ nên kiêu ngạo, tự cao tự đại cho mình là biết nhiều, là đã tài giỏi hay xem thường người khác. Chớ để thói xấu ấy chiếm lĩnh tâm hồn và điều khiển hành vi của mình. Hãy nhớ rằng người suy nghĩ sáng suốt chẳng bao giờ kiêu ngạo vì tài năng của mình. Bạn càng vĩ đại, bạn cần phải khiên tốn. Bạn càng kiêu căng, bạn càng rời xa người khác.

Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn, tự tin và sự kiêu căng, tự mãn

1 bình luận trong “Suy nghĩa về thói tự cao, kiêu ngạo qua câu chuyện Nhà bác học qua sông”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang