tai-sao-co-the-noi-canh-cho-chu-trong-chu-nguoi-tu-tu-la-cuoc-tuong-ngo-cua-nhung-tam-long

Tại sao có thể nói “cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù là cuộc tương ngộ của những tấm lòng?

Tại sao có thể nói “cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù là cuộc tương ngộ của những tấm lòng”?

  • Mở bài:

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là người có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm “Chữ người tử tù” in trong tập “Vang bóng một thời” là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn.

“Cảnh cho chữ” nằm ở cuối tác phẩm, khi tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm. Có thể nói cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” là cuộc tương ngộ của những tấm lòng mà Nguyễn Tuân đã dày công xây dựng. Đoạn trích như một bước “cởi nút”, vừa hoá giải tình huống, vừa mở ra một chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm. Đó là một đoạn kết xúc động, trang trọng, cổ kính và hấp dẫn.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

“Cuộc tương ngộ của những tấm lòng” là cuộc gặp gỡ của những tấm lòng, tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Đây là cuộc hội ngộ của những tâm hồn đam mê cái đẹp; những nhân cách trong sáng, cao cả.

2. Có thể nói cảnh cho chữ là cuộc tương ngộ của những tấm lòng là bởi:

– Cuộc tương ngộ ấy vượt thoát khỏi những ràng buộc tầm thường, là sự thăng hoa của niềm đam mê cái đẹp.

+ Hoàn cảnh cho chữ: không gian, thời gian, ánh sáng.

+ Tư thế, tâm thế của người cho và nhận: Huấn Cao cho chữ vào đêm cuối cùng của cuộc đời, trong tư thế của một người cổ đeo gông, chân vướng xiềng. Kẻ tử tù được miêu tả ở tư thế bề trên uy nghi. Viên quản ngục và thầy thơ lại là những người đại diện cho cường quyền lại khúm núm, run run, ngưỡng mộ, trọng vọng người tù.

– Đây là cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa ba con người – ba tâm hồn – ba nhân cách; là lần gặp đầu tiên, nhưng cũng là lần cuối cùng. Họ tước bỏ mọi rào cản để đến với nhau bằng con người thật, ước muốn thật:

+ Viên Quản ngục, thầy thơ lại: khát vọng chiêm ngưỡng, thưởng thức, bảo tồn và gìn giữ cái đẹp.

+ Huấn Cao: khát vọng sáng tạo cái đẹp, phát hiện và trân trọng cái đẹp; là người có sứ mệnh bảo vệ và gìn giữ thiên lương.

→ Ba con người dù khác nhau về hoàn cảnh, địa vị, tâm thế nhưng đều gặp nhau ở niềm đam mê cái đẹp, ở thiên lương trong sáng. Đó là nhịp cầu kì diệu xoá mờ mọi ranh giới, ràng buộc, quan niệm tầm thường; là sự đồng cảm, tri âm sâu sắc giữa những tâm hồn, tấm lòng.

3. Cảnh cho chữ trong nhà ngục tăm tối thể hiện giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm:

– Cái đẹp, cái thiện không thể sống chung với cái xấu xa, bạc ác. Muốn chơi chữ, trước hết phải giữ được thiên lương (lời di huấn của Huấn Cao).

– Niềm tin vào sự bất diệt của thiên lương, vào sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện.

–  Lòng ngưỡng vọng những vẻ đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc.

– Bút pháp tương phản, đối lập, bút pháp tạo hình, nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật dựng cảnh đạt đến đỉnh cao; lựa chọn và khắc họa những chi tiết tiêu biểu, điểm hình, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc…

Chứng minh cảnh cho chữ trong nhà ngục là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang