Soạn bài: Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? (Thùy Dương) (Bài 8, Ngữ văn 6, tập 2, Cánh Diều)

Đọc hiểu văn bản:

Tại sao nên có vật nuôi trong nhà ?
(Thùy Dương)

* Nội dung chính: Văn bản đề cập tới những lợi ích đối với trẻ nhỏ khi nuôi thú cưng trong nhà ở phương diện tư duy và phát triển về ý thức. Lợi ích đối với sự phát triển của trẻ nhỏ khi có thú nuôi trong nhà được thể hiện qua thái độ đồng tình của tác giả được bộc lộ

I. Chuẩn bị.

Câu 1: Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

Trả lời:

– Nội dung nhan đề chính là nội dung của văn bản: tại sao chúng ta nên có vật nuôi trong nhà. Văn bản đi giải thích lí do vì sao mỗi nhà nên nuôi vật nuôi.

– Người viết định nêu ra ý kiến lí giải tại sao chúng ta nên có vật nuôi trong nhà.

– Những lí lẽ bằng chứng đưa ra để lí giải vì sao chúng ta nên có vật nuôi trong nhà:

+ Phát triển ý thức: Khi nuôi thú cưng, trẻ sẽ phát triển ý thức trách nhiệm và chăm sóc cho người khác. Chúng phụ thuộc vào người cho ăn, chăm sóc, huấn luyện.

+ Bồi dưỡng sự tự tin: Khi thành công trong việc chăm sóc một con thú cưng thì trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn.

+ Vui chơi và luyện tập: Các hoạt động thể chất thích hợp với cả bé trai và bé gái khi tham gia cùng thú cưng, các giá đình dành nhiều thời gian ngoài trời khi nuôi thú cưng,…

+ Bình tĩnh: Các con vật nuôi trong nhà có xu hướng mang lại một cảm giác bình yên cho trẻ.

+ Giảm stress: Cử chỉ âu yếm, vuốt ve những chú chó màng lại cảm giác an toàn; loài mèo giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi cho con người.

+ Cải thiện kĩ năng đọc: Có rất nhiều trẻ thường cảm thấy thoải mái khi đọc to những câu chuyện cho thú cưng hơn là khi đọc cho người lớn nghe.

+ Tìm hiểu về hậu quả: Khi các thú cưng không được chăm sóc tốt, kết quả sẽ thấy rõ ràng trong thực tế như nếu cá không được cho ăn thì sẽ chết, nếu chó không vận động sẽ bị cuồng chân, khi chuồng của một con chuột lang không được cọ rửa thì sẽ có mùi khó chịu…

+ Học cách cam kết: Trẻ cần chăm sóc, yêu thương thú nuôi của mình và đó là một cam kết hoàn toàn.

+ Kỉ luật: Trẻ sẽ phải học cách huấn luyện thú cưng và dạy nó cách nghe lời.

Vấn đề bài viết nêu lên có liên quan mật thiết đến cuộc sống hiện nay và với sự phát triển của trẻ nhỏ cũng như việc bảo vệ động vật.

Câu 2. Đọc trước văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?. Liên hệ với bài Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? và những hiểu biết của bản thân về động vật để đọc hiểu và tìm ra những thông tin liên quan tới bài viết này.

Trả lời:

Hai văn bản này đều đưa ra những nội dung xoay quanh động vật và dưới đây là những thông tin liên quan:

– Ngày nay nhiều động vật đang có nguy cơ bị đe dọa môi trường sống do cháy rừng, ô nhiễm môi trường…

– Nhiều động vật nằm trong danh sách báo động do bị săn bắt quá nhiều để lấy thịt hoặc lấy các bộ phận của chúng nhằm sản xuất vật dụng.

– Các vật nuôi thân thiện với con người cũng bị ngược đãi và đe dọa rất nhiều bởi con người.

II. Đọc hiểu.

Câu 1. Chú ý các chữ in đậm ở đầu mỗi đoạn trong văn bản.

Trả lời:

Các từ in đậm này chính là những lí do tác giả nêu ra nói về lợi ích của việc nuôi động vật:

+ Phát triển ý thức.

+ Bồi dưỡng sự tự tin.

+ Vui chơi và luyện tập.

+ Giúp trẻ thoải mái, bình tĩnh.

+ Giảm stress.

+ Cải thiện kĩ năng đọc.

+ Tìm hiểu về hậu quả.

+ Học cách cam kết.

+ Tạo tính kỉ luật.

Câu 2. Quan sát nhanh toàn bài để có bao nhiêu đoạn, mấy lí do.

Trả lời:

Văn bản có 11 đoạn và 9 lí do:

  1. Phát triển ý thức.
  2. Bồi dưỡng sự tự tin.
  3. Vui chơi và luyện tập.
  4. Giúp trẻ thoải mái, bình tĩnh.
  5. Giảm stress.
  6. Cải thiện kĩ năng đọc.
  7. Tìm hiểu về hậu quả.
  8. Học cách cam kết.
  9. Tạo tính kỉ luật.

Câu 3. Chú ý nội dung triển khai từng đoạn có làm sáng tỏ cho các chữ in đậm ở đầu đoạn không?

Trả lời:

– Trong mỗi đoạn văn, tác giả đều đưa ra những lí lẽ và bằng chứng rất thuyết phục.

+ Phát triển ý thức: Khi nuôi thú cưng, trẻ sẽ phát triển ý thức trách nhiệm và chăm sóc cho người khác. Chúng phụ thuộc vào người cho ăn, chăm sóc, huấn luyện.

+ Bồi dưỡng sự tự tin: Khi thành công trong việc chăm sóc một con thú cưng thì trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn.

+ Vui chơi và luyện tập: Các hoạt động thể chất thích hợp với cả bé trai và bé gái khi tham gia cùng thú cưng, các giá đình dành nhiều thời gian ngoài trời khi nuôi thú cưng,…

+ Bình tĩnh: Các con vật nuôi trong nhà có xu hướng mang lại một cảm giác bình yên cho trẻ.

+ Giảm stress: Cử chỉ âu yếm, vuốt ve những chú chó màng lại cảm giác an toàn; loài mèo giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi cho con người.

+ Cải thiện kĩ năng đọc: Có rất nhiều trẻ thường cảm thấy thoải mái khi đọc to những câu chuyện cho thú cưng hơn là khi đọc cho người lớn nghe.

+ Tìm hiểu về hậu quả: Khi các thú cưng không được chăm sóc tốt, kết quả sẽ thấy rõ ràng trong thực tế như nếu cá không được cho ăn thì sẽ chết, nếu chó không vận động sẽ bị cuồng chân, khi chuồng của một con chuột lang không được cọ rửa thì sẽ có mùi khó chịu…

+ Học cách cam kết: Trẻ cần chăm sóc, yêu thương thú nuôi của mình và đó là một cam kết hoàn toàn.

+ Kỉ luật: Trẻ sẽ phải học cách huấn luyện thú cưng và dạy nó cách nghe lời.

Câu 4. Chỉ ra lí lẽ và bằng chứng trong đoạn giảm stress.

Trả lời:

Lí lẽ và bằng chứng trong đoạn giảm stress:

– Lí lẽ: Loài vật cũng tỏ ra thật tuyệt vời khi có thể làm giảm stress.

Bằng chứng:

+ Cử chỉ âu yếm, vuốt ve những chú chó có thể mang đến cảm giác an toàn cho lũ trẻ.

+ Loài vật biết cách lắng nghe và không bao giờ nói lại.

+ Loài mèo có thể giúp làm giảm căng thẳng và mệt mỏi cho con người.

+ Khi chúng cọ vào người bạn, lớp lông mềm mượt cùng với tiếng: “gừ, gừ” sẽ mang đến cho bạn một cảm giác thật bình yên.

Câu 5. “Hậu quả” nghĩa là gì?

Trả lời:

– Hậu quả nghĩa là kết quả không tốt của một việc nào đó.

Câu 6. Đoạn kết nêu lên ý kiến đồng tình hay phản đối?

Trả lời:

– Đoạn kết nêu lên ý kiến đồng tình của tác giả về những điều tuyệt vời khi có vật nuôi trong nhà.

III. Câu hỏi cuối bài.

Câu 1. Cách trình bày văn bản có gì đáng chú ý?

Trả lời:

Cách trình bày của văn bản khá đặc biệt:

– Văn bản được chia thành nhiều đoạn rõ ràng.

– Mỗi đoạn đề cập đến một luận điểm.

– Lí lẽ chứng minh được để ngay đầu câu của đoạn và được in đậm rõ ràng để người đọc dễ thấy.

Kết cấu này giúp người đọc dễ hình dung và nắm bắt nội dung văn bản.

Câu 2.  Dựa vào cách trình bày văn bản để nêu khái quát các lợi ích của vật nuôi.

Trả lời:

Lợi ích của vật nuôi:

– Giảm stress.

– Phát triển ý thức.

– Bồi dưỡng sự tự tin.

– Vui chơi và luyện tập.

– Tạo cảm giác bình yên và rèn luyện sự bình tĩnh cho trẻ.

– Cải thiện kĩ năng đọc.

– Tìm hiểu về hậu quả.

– Học cách cam kết.

– Kỉ luật.

Câu 3. Qua văn bản, em thấy tác giả đồng tình hay phản đối việc nuôi động vật trong nhà? Em nhận ra điều ấy dựa vào những bằng chứng nào trong văn bản?

Trả lời:

– Qua văn bản, em thấy tác giả hoàn toàn đồng tình việc nuôi động vật trong nhà.

– Em nhận ra điều ấy dựa vào câu: “Như vậy việc nuôi một con vật trong nhà sẽ giúp trẻ học được nhiều kĩ năng sống cũng như cải thiện đời sống tinh thần”.

Câu 4. Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có phù hợp với mục đích của tác giả không? Vì sao?

Trả lời:

– Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản rất phù hợp với mục đích của tác giả.

– Vì tác giả đã đưa là những lí lẽ và bằng chứng vô cùng xác thực có tác dụng chứng minh cho từng luận điểm và chứng minh cho kết luận của tác giả nên nuôi động vật trong nhà.

Câu 5. Nội dung hai văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? và Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? có điểm gì giống nhau? Điểm giống nhau ấy có ý nghĩa gì đối với em?

Trả lời:

– Điểm giống nhau của hai văn bản chính là nội dung của hau văn bản đều hướng về đối xử, bảo vệ động vật.

– Điểm giống nhau ấy chính là bài học bổ ích cho em, giúp em hiểu được cách đối xử với động vật tốt hơn và khiến em cảm thấy yêu chúng nhiều hơn nữa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang