»» Nội dung bài viết:
Nghị luận về ý thức phòng chống tệ nạn xã hội của học sinh hiện nay.
- Mở bài:
Tệ nạn xã hội vốn là một vấn nạn nguy hại đối với xã hội. Trước tình hình tệ nạn xã hội gia tăng và chuyển biến phức tạp, việc phòng, chống tệ nạn xã hội có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an ninh xã hội. Đặc biệt là nhiệm vụ nâng cao ý thức phòng chống tệ nạn xã hội đối với lứa tuổi học sinh ngày nay. Nâng cao ý thức phòng chống tệ nạn của học sinh hiện nay là một nhiệm vụ cấp bách của giáo dục hiện nay.
- Thân bài:
Tệ nạn xã hội là gì?
Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xảy ra trong xã hội, biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội, cản trở tiến bộ xã hội của nền văn hóa lành mạnh.
Chúng ta vẫn thường thấy những tệ nạn xã hội phổ biến như: nạn rượu bia, say xỉn, vấn nạn thuốc lá, vấn nạn m.a t.ú.y, tham nhũng, bạo lực học đường, mê tín dị đoan, tệ nạn mại dâm trong xã hội, x.â.m h.ạ.i tình dục trẻ em trong thời gian gần đây trở thành vấn đề nóng bỏng.
- Nghị luận: Vấn đề tệ nạn xã hội trong đời sống chúng ta hiện nay
- Nghị luận: Vấn đề bạo lực học đường của học sinh ngày nay
- Nghị luận về tác hại của gian lận trong thi cử của học sinh ngày nay
Tại sao học sinh phải nâng cao ý thức phòng chống tệ nạn xã hội?
Tệ nạn xã hội luôn là một mói nguy hại đối với đời sống con người. Không những nó làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người mà còn hủy hoại cả đời người. Thật không thể lường hết được những tai hại mà tệ nạn xã hội gây ra đối với chúng ta. Nó là con đường ngắn nhất dẫn đến hành vi phạm tội và càn bệnh thế kỉ.
Học sinh là thế hệ trẻ tuổi, là tương lai của đất nước. Đất nước có phát triển bền vững hay không chính là do cách xã hội chăm sóc và bồi dưỡng cho thế hệ học sinh hôm nay. Bởi thế, học sinh rất cần được bảo vệ và tự bảo vệ mình trước những tệ nạn xã hội nguy hại ấy
Học sinh chưa trưởng thành về nhận thức về các tệ nạn xã hội. Họ cũng chưa có đủ khả năng chống lại sự xâm nhiễm của các tệ nạn xã hội. Bởi thiếu hiểu biết nên học sinh thường là đối tượng rủ rê, lôi kéo của các tội phạm xã hội. Họ cần được giáo dục, nâng cao ý thức phòng chống tệ nạn xã hội ngay từ trong trường học. Việc nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực tự bảo vệ mình của học sinh trước những tệ nạn xã hội góp phần củng cố sức mạnh để giữ gìn an ninh trật tự trong xã hội.
Học sinh cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?
Trước hết là chăm chỉ học tập tốt, bồi dưỡng nhân cách nhân phẩm tốt đẹp, xây dựng lối sống lành mạnh. Khi cái tốt được đề cao, cái xấu cũng khó có cơ hội xâm nhập vào mỗi học sinh.
Học sinh cần thực hiện sống giản dị, lành mạnh, không chạy theo các trào lưu lệch chuẩn. Biết giữ mình và giúp đỡ nhau để không sa vào tệ nạn xã hội. Học sinh cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
Học sinh không nghe theo sự lôi kéo của bạn bè hay các đối tượng xáu để tránh sa ngã vào các tệ nạn xã hôi. Tích cực tham gia các hoạt động lành mạnh, hữu ích của trường lớp, tập thể và cộng đồng. Phê phán, lên án và tránh xa những người có đạo đức xấu. Tuyên truyền, cổ động và phổ biến lối sống tốt đẹp. Đề cao đạo đức và tình thương. Quyết liệt bài trừ tệ nạn xã hội ra khỏi cộng đồng.
Học sinh cần nhận thức rõ hậu quả của tệ nạn xã hội. Đó là con đường dẫn đến tội phạm. Không tham gia các tệ nạn xã hội dưới bất kỳ hình thức nào. Không bị lôi kéo cám dỗ bởi những khoái cảm, những lối sống trụy lạc. Không đề cao vật chất, coi trọng đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, pháp luật, bán rẻ sự nghiệp của bản thân. Không có các hành vi mê tín dị đoan hoặc tham gia vào các hủ tục lạc hậu khác.
Bằng kiến thức đã được học phân biệt được các trường hợp tự do tín ngưỡng và mê tín dị đoan. Cảnh giác trước các hành vi của các đối tượng “buôn thần bán thánh” và âm mưu chống phá cách mạng đất nước của các thế lực phản động. Phát hiện các hình thức biểu hiện của tệ nạn xã hội nảy sinh trong lớp học, trường học, kịp thời báo cáo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Bàn luận mở rộng.
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều học sinh sa ngã vào tệ nạn xã hội. Họ sống buông thả, lười biếng học tập, suy đòi về đạo đức, nhân cách. Họ bị kẻ khác khống chế, lợi dung và ngày càng lún sâu vào con đường tội lỗi. Những người như thế thường bị mọi người xa lánh và khinh ghét. Dù đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình của mọi người nhưng họ vẫn cố chấp không thay đổi. Những người như thế thật đáng chê trách.
Bài học nhận thức.
Tệ nạn xã hội có thể hủy hoại đạo đức, nhân cách, nhân phẩm và tương lai con người. Hãy nói “không” với các tệ nạn xã hội để bảo vệ bản thân, gia đình và người thân.
Hãy chăm chỉ học tập, rèn luyện nhân cách nhân phẩm tốt đẹp. Hãy tránh xa các tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội chính là kẻ thù nguy hiểm và ở gần ta nhất.
- Kết bài:
Cuộc sống luôn tồn tại hai mặt của nó. Cái tốt và cái xấu luôn tồn tại song song với nhau. Ta trở nên như thế nào là do cách chúng ta lựa chọn. Xã hội càng phát triển thì tệ nạn càng lan xa. Nó xuất phát từ sự yếu đuối của con người. Nó cứ âm ỉ gậm nhấm đời sống con người mà không có cách nào tiêu diệt nổi. Bởi thế, hãy nâng cao bản lĩnh sống, xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh để có thể loại trừ được nó ra khỏi cuộc sống này.
Những câu nói hay về tệ nạn:
– Bạn bè với ả phù dung
Thân tàn ma dại, mặt xanh, nanh vàng.
– Ma tuý , “cơm trắng” hại anh
Tan nhà nát cửa, bần cùng khổ thân.
– Xã hội tồn tại nhờ niền tin và phát triển nhờ khoa học.
– Bạo lực chẳng bao giờ mang đến điều gì tốt đẹp.