Soạn bài: Thành ngữ – SGK Ngữ văn 7

thanh-ngu

THÀNH NGỮ

I. BÀI HỌC:

1. Thế nào là thành ngữ?

Tìm hiểu ví dụ: Đọc đọc ví dụ Sgk (Bảng phụ)

Có thể thay một vài từ trong cụm từ “lên thác xuống ghềnh” bằng những từ khác được không? Vì sao?

– Không. Vì ý nghĩa sẽ không nói lên nỗi gian lao vất vả và sự khó khăn, nghĩa sẽ không hoàn chỉnh.

Có thể thay chêm, xen một vài từ khác vào cụm từ này được khg?

– Không. Vì ý nghĩa của cụm từ sẽ thay đổi.

Có thể thay đổi vị trí các từ trong cụm từ đó được không?

– Không vì trật tự đó đã cố định.

Từ đó em rút ra kết luận gì về đặc điểm cấu tạo cụm từ trên?

– Cụm từ có cấu tạo cố định, mang ý nghĩa hoàn chỉnh.

Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì? Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh?

– Lên thác xuống ghềnh nghĩa là trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt, chỉ sự vất vả, khó khăn.

– Nói như vậy vì hình ảnh trèo lên thác, lội xuống ghềnh phải gặp rất nhiều khó khăn. Đây gọi là thành ngữ.

– Thành ngữ là gì?

* Ghi nhớ:

– Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
– Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn từ trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

Chú ý: Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định. Chẳng hạn thành ngữ đứng núi này trông núi nọ có thể có những biến thể như đứng núi này trông núi khác, đứng núi nọ trông núi kia,….“Nhanh như chớp” có nghĩa là gì? Tại sao lại nói nhanh như chớp, mà không phải nhanh như một cái gì khác?

– Nhanh như chớp có nghĩa là mau lẹ, hành động nhanh, chính xác. Nói “nhanh như chớp” vì tia chớp, tia sấm sét hiện ra nhanh rồi tắt.

Cách rút ra ý nghĩa của 2 thành ngữ trên có gì khác nhau?

– Đối với thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” để hiểu được nghĩa phải thông qua phép chuyển nghĩa. Tức là từ những hình tượng được nói đến trong từ ngữ người ta rút ra ý nghĩa hàm ẩn sau từng từ ngữ.

– Thành ngữ “nhanh như chớp” nghĩa được rút ra trực tiếp từ nghĩa đến của các từ tạo nên chúng.

Hãy giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết nghĩa của chúng bắt nguồn từ đâu?

tham sống sợ chết

lòng lang dạ thú

khẩu phật tâm xà

– (1) nghĩa của thành ngữ được rút ra từ nghĩa đen (trực tiếp).

– (2) (3) nghĩa được rút ra thông qua phép chuyển nghĩa.

– Rút ra kết luận gì về ý nghĩa của thành ngữ?

Ghi nhớ sgk

* Chú ý: Cũng có một số thành ngữ biến đổi nhất định như:

Đừng đứng núi này trông núi nọ (khác, kia)

Châu chấu đá xe (voi, ông voi)

Hãy giải nghĩa hai thành ngữ “bảy nổi ba chìm, tắt lửa tối đèn”?

– Bảy nổi ba chìm: chỉ sự long đong, phiêu bạt, không bấu víu vào đâu được.

– Tắt lửa tối đèn: chỉ sự khó khăn, hoạn nạn

2. Sử dụng thành ngữ:

“bảy nổi ba chìm, tắt lửa tối đèn”?

Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ trên?

– Bảy nổi ba chìm: vị ngữ

– Tắt lửa tối đèn: phụ ngữ cho danh từ khi.

Vậy thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì trong câu?

– Ý thứ nhất phần ghi nhớ (2) Sgk/144.

Em hãy thay các thành ngữ đó bằng nghĩa của chúng vào trong câu và rút ra nhận xét?

– Khi thay vào câu văn trở nên dài dòng, không gây được ấn tượng, không mang tính hình tượng và tính biểu cảm cao.

Từ đây hãy rút ra tác dụng của việc sử dụng thành ngữ?

* Ghi nhớ: 

– Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…
– Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

*  Hs viết đoạn, bài văn sử dụng thành ngữ để bài làm có hình tượng, gợi liên tưởng cho người đọc, nghe, mang tính biểu cảm cao.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Tìm và giải thích nghĩa các thành ngữ?

– “Sơn hào .. vị” à Những sản phẩm, món ăn ngon ở trên rừng, biển.

– “Nem … chả phượng” à những món ăn ngon, sang trọng, quý hiếm.

– “Tứ cố vô thân”à không gốc gác, không người thân thích, ruột thịt.

– “Khoẻ như voi”à rất khoẻ mạnh.

– “Da mồi tóc sương” à chỉ người già nua.

* Hs: Thực hành, nhận xét.

Bài tập 2: Kể vắn tắt các truyền thuyết và truyện ngụ ngôn … thành ngữ?

* Hs: Kể vắn tắt một trong ba truyện ngụ ngôn đã học để thấy rõ lai lịch của chúng.

Bài tập 3: Điền thêm các yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn?

à Thứ tự các từ: Ăn, sương, tốt, cật, chiến, cơ).

Bài tập 4: Hãy tìm thêm mười thành ngữ ngoài Sgk … thành ngữ đó?

Năm châu bốn bể

Rán sành ra mỡ

Bán tín bán nghi

Ruột để ngoài da

Độc nhất vô nhị

Chân cứng đá mềm

Văn võ song toàn

Vô thưởng vô phạt

Đi guốc trong bụng

Sinh li tử biệt

Lên thác xuống ghềnh

Gà ăn quanh cối thóc

Đen như cột nhà cháy

Miệng ăn núi lỡ

Đàn gãy tai trâu

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.