Đặc điểm thi pháp nghệ thuật truyện ngắn O.Henry
I. Khái quát về truyện ngắn O’Henry.
Đề tài truyện ngắn O’Henry, đặc biệt đa dạng, thể hiện được phần nào sự đa dạng của đời sống xã hội Mỹ đương thời. Bối cảnh mà tác giả xây dựng trong sáng tác rất phong phú: Thành phố New York nhộn nhịp, những trang trại mênh mông ở miền Trung và Tây Nam nước Mỹ, những thị trấn hoang sơ mới lập của dân đi tìm vàng. Không gian nghệ thuật trong truyện 0’Heniy phần lớn là không gian chật hẹp, tối tăm, ngột ngạt của những căn buồng, những khung cửa, góc nhỏ công viên, những đường phố ngoằn ngoéo, những mảnh vía hè (Buồng tầng thượng, Cánh cửa màu xanh, Ông Hoàng, Tình yêu và đồng hồ,…) và chỉ một ít không gian trải rộng của rừng núi, đồng cỏ, nông trại, làng mạc (Giáng sinh do sai khiến, Hoàng tử đồng xanh,…).
Thế giới trong quan niệm nghệ thuật của O’Henry, thế giới mà nhà văn tái tạo trong truyện ngắn là thế giới nhốn nháo sôi động của đồng tiền (Tiền tài và Thần Ái tình, Cú sốc trưởng giả,…) thế giới tối tăm ảm đạm của những cuộc đời khốn khó bất hạnh (Quả lắc, Câu chuyện tình lễ,..) thế giới tươi sáng ấm áp của tình người (Chị em bạn vàng, Một cơn gió dịu,..).
Nhân vật trong truyện của O’Henry khá đa dạng… Những tay trùm tư bản, những quan chức cao cấp, cảnh sát cũng có mặt trong tác phẩm của O’Henry (Phán quyết của Georgia, Bị bắt,…). Phần lớn vẫn là những người nghèo, xuất thân bình dân, kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau : những viên chức, thư ký, nhà báo, họa sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên bán hàng, thợ cắt tóc, dân tìm vàng và cả những người sống lang thang, những tay lưu manh, những tên trộm cướp, những kẻ tội phạm (Đêm Ả Rập tại quảng trường Madison, Dừng chân tại thiền đường hạ giới, Đứa con lạc loài,..).
Con người – trong quan niệm nghệ thuật của O’Henry – qua những hình tượng nhân vật trong truyện ngắn – có khi mang tính thuần nhất, hoặc là xấu (Những con đường chúng to chọn, Dấu vết của Black Bill,..) hoặc là tốt (Hygeria ở Solito, Một nghìn đô la,…) nhưng cũng có khi là sự hòa hợp của những đối cực : lưu manh nhưng hiền lương,
giàu lòng nhân ái, độc ác, xấu xa nhưng cao thượng (Con người hai mặt, Món quà Giáng sinh đồng nội,…).
Thế giới đa dạng rộng lớn vô cùng mà O’Henry tiếp xúc đã cung cấp chất liệu cho cốt truyện truyện ngắn. Khả năng hư cấu tuyệt vời đã giúp nhà văn sáng tạo nên những tình huống đa dạng (ngẫu nhiên, éo le, hài hước,…) Do O’Henry phải viết nhanh để đáp ứng nhu cầu độc giả nên cũng có những cốt truyện không hay, motif truyện lặp lại, nhưng nhìn chung, O’Henry đã xây dựng nên những cốt truyện hấp dẫn, linh hoạt, biến hóa vô
cùng.
Điểm đặc sắc nhất của truyện ngắn O’Henry là những cái kết bất ngờ. Dùng cách kết cấu cốt truyện tài tình, tác giả đã làm cho người đọc phải ngạc nhiên ở mỗi kết truyện. Kỹ thuật đột biến kép (đảo ngược tình thế hai lần) là thủ pháp tự sự được sử dụng khá phổ biến.
Ở truyện ngắn O’Henry, ngoài những truyện mang tính khôi hài, phiêu lưu, lãng mạn… người đọc có thể tìm thấy nhiều tác phẩm thấm đậm chất hiện thực, lòng nhân ái và những quan niệm tiến bộ của tác giả. Không hiện thực triệt để, không khắc họa đối kháng giai cấp gay gắt, nhưng O’Henry đã phản ánh những sự thật hiển nhiên trong lòng xã hội Mỹ đương thời : sự đối lập giữa hai thế giới – thế giới của những người giàu và thế giới của những người nghèo; sức mạnh đồng tiền với mặt tích cực và những tác hại ghê gớm của nó.
Ngòi bút của tác giả luôn hướng về những người nghèo khổ, ca ngợi lòng tốt, tình thương của những kẻ có cùng cảnh ngộ bất hạnh.
Sáng tác của O’Henry còn có thơ văn xuôi, truyện truyền kỳ và hí họa. Nhưng có thể nói O’Henry nổi danh nhờ truyện ngắn và truyện ngắn của ông nổi tiếng trước hết là nhờ kết thúc bất ngờ.
Ngôn từ nghệ thuật của O’Henry cũng khá đặc sắc. Người đọc có thể bắt gặp một lối văn trần thuật rất trong sáng, nhiều giọng: khi hóm hỉnh, khôi hài, khi thiết tha cảm động, lúc triết lý nghiêm trang… Những tiếng lóng, âm giọng địa phương, những thành ngữ, điển tích… được O’Henry sử dụng trong truyện ngắn với những dụng ý nghệ thuật
nhất định. Ngòi bút miêu tả của O’Henry rất linh hoạt, có khi trực tiếp, cụ thể như một nhà hiện thực nghiêm ngặt; có khi ông, lại phóng đại, nhân cách hóa hoặc dùng lối so sánh từ giản đơn đến hoa mỹ.
Đương thời, tác phẩm của O’Henry được người đọc mến mộ, say mê. Giờ đây, gần một thế kỷ trôi qua, giữa bao nhiêu cây bút truyện ngắn nổi danh của Mỹ và thế giới, vẫn còn đó những truyện ngắn có sức sống kỳ diệu đã làm cho tên tuổi O’Henry trở nên bất tử.
II. Truyện ngắn O’Henry, thi pháp truyện cổ điển:
Thi pháp truyện ngắn O’Henry – các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc sống bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng – thuộc thi pháp truyện cổ điển. Sự sáng tạo những hình thức nghệ thuật, những phương cách, thao tác nghệ thuật ương truyện ngắn O’Henry – về cơ bản – mang đặc điểm của truyện truyền thống. Ông sáng tác chủ yếu trong những năm đầu thế kỷ XX lúc truyện ngắn chưa có những cách tân đáng kể. Kiểu truyện của O’Henry vẫn là kiểu truyện đã được định hình vào thế kỷ XIX với những đặc trưng thi pháp: cốt truyện có vai trò quan trọng, được tổ chức chặt chẽ theo kiểu cấu trúc khép kín.
Truyện thường được kể ở ngôi thứ ba với người kể ẩn danh. Điểm nhìn trần thuật thường là duy nhất và cố định. Đó cũng là kiểu truyện phổ biến của một số cây bút truyện ngắn Mỹ gần và cùng thời với O’Henry: Edgar Allan Poe, Nathaniel Hawthorne, Herman Melville, Mark Twain, Henry James, Frank Noưis, Stephan Crane, Jack London.
Truyện ngắn Mỹ đương đại với những tác gia danh tiếng, đã đoạt được “Giải thưởng O’Henry” như: John Updike, Joyce Carol Oates, Jame Smiley… đã có những thử mới mẻ, liên tục. Trong kỹ thuật truyện ngắn hiện đại vai trò của biến cố, cốt truyện giảm sút, thay vào đó là tính đa giọng của người kể chuyện, tính nhiều chiều của điểm nhìn trần thuật. Kỹ thuật dòng ý thức được khai thác, kết cấu mang tính đồng hiện, tác phẩm nhiều khi chỉ gợi vấn đề và dành quyền “đồng sáng tạo” cho độc giả.
* Tiếp nối truyền thống:
Thành tựu của những tác gia truyện ngắn Mỹ hiện đại – là sự tiếp nối truyện ngắn truyền thống. Thi pháp truyện ngắn hiện đại đã tiến những bước dài, nhưng thành công của những sáng tạo, cách tân trong truyện ngắn không bao giờ là một sự đứt đoạn với truyền thống ổn định, bền vững của thể loại. Những nét đẹp của nghệ thuật ngôn từ cổ điển luôn có một sức cuốn hút mạnh mẽ đối với nhiều tầng lớp, nhiều thế hệ độc giả.
Phong cách của O’Henry trong sáng tác là phong cách sáng tác của những nhà văn cổ điển. Truyện ngắn O’Henry nhìn chung là khuôn mẫu của thể loại ở thế kỷ XIX. Cốt truyện truyện ngắn O’Henry được xây dựng theo kiểu truyền thống. Tiến tành sự kiện thường vận động theo năm bước : mở đầu, thắt nút, phát triển, điểm đỉnh, kết
thúc. Kết truyện của O’Henry thường là những cái kết có hậu, niềm vui, hạnh phúc thuộc về những người khốn khổ, tốt bụng. Đoạn kết thường là những “kết thúc đóng'” khép lại câu chuyện, số phận nhân vật, ý tưởng tác giả. Những bất ngờ ở kết thúc, dù không chứa đựng sự đa nghĩa như kết thúc mở nhưng có thể tạo ấn tượng, gây vang hưởng và có sức lay động lòng người.
Kết cấu truyện ngắn O’Henry vẫn là kiểu kết cấu cổ điển: tổ chức, sắp xếp thật chặt chẽ, logic các chi tiết, tình tiết sự kiện để tạo dựng câu chuyện, khắc họa tính cách, bộc lộ chủ đề. Đặc biệt là những kết thúc bất ngờ mà O’Henry tạo dựng ở cuối truyện đã chi phối đến cách kết cấu toàn tác phẩm, nhất là lối kết cấu cốt truyện.
Nhân vật của tác phẩm O’Henry là nhân vật hành động. Ngoại hình, ngôn ngữ, tâm trạng nhân vật ít được chú ý miêu tả. Qua hành động nhân vật, O’Henry thể hiện tài tình diễn biến tâm lý nhân vật, bản chất tính cách nhân vật.
Trần thuật trong truyện ngắn O’Henry thường được thực hiện Ở ngôi thứ ba, người trần thuật như nhìn thấy hết, biết hết. Ở không ít tác phẩm, “người kể chuyện” là nhân vật của câu chuyện. Văn phong O’Henry trong sáng, nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Trong khá nhiều truyện, vai trò bạn đọc được chú trọng. Bạn đọc có thể được “người kể chuyện ” mời tham gia câu chuyện, đưa vào dòng tự sự hay trực tiếp đối thoại, triết lý… Cảm hứng ữần thuật này vừa như là dấu ấn của phong cách cổ điển vừa như là nét riêng biệt ở ngòi bút tự sự của O’Henry.
* Những yếu tố cách tân:
O’Henry tuy là tác gia của thi pháp truyện truyền thống nhưng những dấu hiệu của sự cách tân đã xuất hiện trong truyện ngắn của ông. Cốt truyện ở dạng cổ điển nhưng trong một số tác phẩm, người đọc có thể tìm thấy sự đan xen nhuần nhuyễn của các mạch truyện, tạo thành dạng truyện có hai cốt truyện, hai chủ đề (Chiếc lá cuối cùng, Câu chuyện không hề bịa đặt, Công thức thất lạc…); có tác phẩm không có sự diễn biến của cốt truyện, gần như là không có cốt truyện (Sound and Fury – tạm dịch Ầm thanh và cuồng nộ).
Kết cấu truyện O’Henry theo mẫu mực truyền thống nhưng vẫn có những nét mới lạ: kết cấu đảo ngược trình tự thời gian một cách linh động (Gương mặt trông nghiêng kỳ diệu..). Kết thúc theo lối mở tạo ra những khoảng trống tự do ở cuối truyện để độc giả “đồng sáng tạo” (Buồng tầng thượng, Một câu chuyện dở dang..).
Phong cách tự sự của O’Henry mang tính cổ điển nhưng vẫn rải rác đây đó những yếu tố cách tân : sự thay đổi linh hoạt điểm nhìn trần thuật (Gương mặt trông nghiêng kỳ diệu, Câu chuyện không hề bịa đặt,…), việc sử dụng chủ yếu hình thức đối thoại để dựng truyện (Ái ánh theo khẩu phần). Văn phong O’Henry nhiều khi mang tính thông tấn
ngắn gọn, đơn nghĩa, chính xác, có khi truyện ngắn của ông được xây dựng trên hình thức ngôn ngữ kịch (Sound and Fury).
Dù có những yếu tố cách tân trong nghệ thuật truyện ngắn, O’Henry cơ bản vẫn là tác gia của kiểu truyện cổ điển, là cây bút truyện ngắn trong những năm đầu thế kỷ XX khi đặc trưng thể loại, trình độ lý luận phê bình, trình độ thưởng thức nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ của độc giả… đều được qui định bởi những đặc điểm lịch sử, xã hội, tư tưởng văn hóa của thời đại.
* Kết thúc bất ngờ:
- Sự bất ngờ gây ngạc nhiên ở kết thúc:
“Trong tác phẩm nghệ thuật có hiện tượng không rãi đều các dấu hiệu thẩm mỹ mà có khi tập trung vào một số điểm nào đó cần được sự chú ý khai thác của nhà nghiên cứu”. kết thúc bất ngờ chính là một “dấu hiệu thẩm mỹ… cần được chú ý khai thác”, là điểm thi pháp đặc sắc của truyện ngắn O’Henry.
Một sự kiện bất ngờ của câu chuyện mà độc giả không tưởng nổi, một biểu hiện bất ngờ của tính cách nhân vật mà độc giả không lường trước được, sự phát lộ bất ngờ của chủ đề tư tưởng mà độc giả chưa cảm nhận kịp… sẽ tạo ra một hiệu ứng tâm lý mà những nhà tâm lý’học gọi là sự ngạc nhiên.
Carroll E. Izard, tiến sĩ triết học, nhà tâm lý học người Mỹ trong công trình “Những cảm xúc của người” đã cho rằng ngạc nhiên là một trong những cảm xúc nền tảng, cảm xúc quan trọng trong cuộc sống cá nhân: “ngạc nhiên có một số đặc điểm cảm xúc nhưng không phải là cảm xúc theo nghĩa đầy đủ của từ này, Khác với những cảm xúc khác, ngạc nhiên luôn luôn là trạng thái ngắn ngủi. Nó xuất hiện nhờ nâng cao đột ngột của kích thích thần kinh do xuất hiện sự kiện bất ngờ nào đó. Ngạc nhiên tạo khả năng giải tỏa hệ thần kinh khỏi cảm xúc trước và hướng vào khách thể tạo nên nó, vào tất cả các quá trinh cảm xúc.”
“Trong cuộc sống cũng như trong văn chương, một kết thúc bất ngờ bao giờ cũng chứa đựng kịch tính và sự thú vị, đặc biệt sẽ gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm có vang hưởng.”. Bất ngờ xảy ra từ những sự vật, hiện tượng trong đời sống có thể gây ngạc nhiên thú vị; còn kết thúc bất ngờ mà người nghệ sĩ tạo ra trong tác phẩm cũng sẽ mang lại những hiệu ứng tâm lý tương tự đồng thời là những rung động trước cái đẹp của nghệ thuật, những khoái cảm thẩm mỹ trước tài năng sáng tạo của tác giả. Sự bất ngờ gây ngạc nhiên ỏ kết thúc nói như Daniel Grojnowski là “sự trùng hợp của một điểm hội tụ và một cực điểm của các hiệu quả kịch tính, cũng như hiệu quả xúc cảm”.
- ❖ Kết thúc hất ngờ – một cách kết thúc ở tác phẩm tự sự và kịch:
Kết thúc bất ngờ đã là cách kết cấu cốt truyện của khổng ít những tác phẩm tự sự và kịch. Chính sức hấp dẫn của những cốt truyện hay, sức lôi cuốn của kết thúc bất ngờ đã làm cho lý thuyết “3S” được đề cao trong kịch nghệ phương Tây. Suspence: làm cho người ta hoài nghi; Surprise: làm cho người ta ngạc nhiên; Satisfaction: làm cho người ta thỏa mãn.
Bản thân sự bất ngờ trước tiên sẽ tạo nên những ấn tượng đặc biệt nhưng tiếp sau thì chính nội dung bất ngờ của kết thúc (bất ngờ của câu chuyện, bất ngờ về nhân vật, bất ngờ về chủ đề tư tưởng…) sẽ đưa độc giả, khán giả đến với những cảm xúc, tình cảm đa dạng : buồn cười hay xót xa, yêu thương hay căm giận, đồng tình hay phản đối, thoa mãn (hài lòng) hay hụt hẫng… Những cảm xúc, tình cảm mãnh liệt đó sẽ có khả năng – nói như Aristote -“thanh lọc ” tâm hồn con người.
* Kết thúc bất ngờ – kiểu kết cấu cốt truyện đặc biệt:
Vị thế của cốt truyện đã qua nhiều thăng trầm trong thực tiễn sáng tác. Nhìn chung, cốt truyện hay không đủ làm nên giá trị tư tưởng – nghệ thuật của một truyện ngắn nhưng một truyện ngắn có được một cốt truyện hấp dẫn, thì giá trị của tác phẩm càng được nâng cao. cốt truyện cũng là một phương tiện phản ánh hiện thực, hiệu quả phản ánh này sẽ tốt hơn nếu tác phẩm có một cốt truyện hay, lôi cuốn được người đọc. “Việc thể hiện sự thật của cuộc sống hoàn toàn không mâu thuẫn với sự kích thích hứng thú của độc giả.
Hơn thế nữa trong những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, cả hai cái đó nằm trong sự thống nhất khắng khít:. Nhà viết truyện ngắn O’Henry có tài xây dựng những cốt truyện hay, lôi cuốn người đọc từ đầu đến cuối. cốt truyện truyện ngắn O’Henry biến hóa linh hoạt vô cùng với những tình huống đa dạng đầy kịch tính. Tuy nhiên, kết thúc bất ngờ mới là nét đặc sắc của thi pháp truyện ngắn O’Henry.
O’Henry thường sắp xếp các tình tiết, sự kiện trong truyện ngắn theo trình tự thời gian nhưng không theo qui luật nhân quả đơn giản. Trong từng tác phẩm cụ thể, ông sử dụng những phương cách kết cấu cụ thể để lôi cuốn sự chú ý của người đọc, đẩy nhanh những thắc mắc hoài nghi của độc giả đến cực điểm, rồi ngay sau đó đưa ra một kết thúc thật bất ngờ. Kết thúc dường như không logic nhưng lại là một tất yếu ẩn ngầm.
Những kết thúc bất ngờ đầy ấn tượng trong hàng loạt truyện ngắn O’Henry là hiệu quả nghệ thuật của thi pháp kết câu cốt truyện. O’Henry đã kết cấu cốt truyện truyện ngắn của mình theo những cách thức khác nhau tạo thành những mô hình đa dạng : kết cấu tầng bậc, kết cấu lắp ghép (nối tiếp, song song), kết cấu tuyến tính (đường thẳng), kết cấu vòng tròn… Dù kết cấu với nhiều dạng khác nhau hầu như mọi kết cấu cốt truyện truyện ngắn O’Henry đều qui tụ tại một điểm, thống nhất với nhau ở mục đích nghệ thuật: kết thúc bất ngờ.
O’Henry cũng như nhiều nhà văn viết truyện ngắn khác đã lấy đoạn cuối của tác phẩm làm điểm nút của kết cấu cốt truyện. Toàn bộ “sức nặng” nghệ thuật của tác phẩm đều được tác giả đặt vào đoạn cuối. Trong đoạn cuối quyết định đó, O’Henry thường chọn một kiểu kết thúc đặc biệt cho truyện ngắn của mình, kiểu kết thúc được tác giả giấu
kín cho đến phút chót: kết thúc bất ngờ.