Soạn bài: “Thuế máu” (Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc)

thue-mau-cua-nguyen-ai-quoc

Soạn bài: “Thuế máu” (Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc)

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả: Nguyễn Ái Quốc

2. Tác phẩm:

– Thể loại: Kí

– Hoàn cảnh sáng tác:

– Ý nghĩa nhan đề: Thuế máu là thuế đóng ,nộp bằng xương máu ,tính mạng con người .Cái tên “Thuế máu” gợi lên số phận thảm thương của người dân …. Gợi lên quá trình lừa bịp,bóc lột đến cùng kiệt “ Thuế máu” của bọn cai trị

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Chiến tranh và số phận của người bản xứ :

Trước chiến tranh, bọn thực dân pháp gọi người dân ở các nước thuộc địa như thế nào?

Trước chiến tranh, bọn thực dân Pháp coi dân ta là bọn An- nam-mít, da đen bẩn thỉu, loại người hạ đẳng.

Cách gọi đó thể hiện thái độ gì của bọn thực dân ?

Thể hiện thái độ khinh miệt, phan biệt chủng tộc gay gắt.

Vì sao cụm từ: An –nam-mít lại được để “ ..”?

Thể hiện ý nghĩa châm biếm, trào phúng.

Khi chiến tranh xảy ra ,bọn chúng có thái độ như thế nào với người dân bản xứ ?

Bọn chúng tâng bốc, vỗ về, phong cho người dân bản xứ những danh hiệu cao quý.

Vì sao chúng có sự thay đổi như thế ?

Vì chúng bắt đầu biến họ thành vật hi sinh, thế mạng cho chúng.

Điều đó nói lên thủ đoạn, bản chất gì của bọn thực dân Pháp ?

Thủ đoạn lừa bịp, xấu xa, bỉ ổi của bọn thực dân.

Cách lập luận trong đoạn đầu được thể hiện như thế nào ?

Tạo ra sự đối lập ,tương phản với những từ ngữ  buộc người đọc hiểu theo nghĩa ngược lại.

Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào ?

+ Phải đột ngột xa lìa gia đình, quê hương, đem mạng sống đổi lấy những danh dự hão huyền

+ Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích kẻ chủ quyền .

+ Những người ở hậu phương chịu bệnh tật, chết đau đớn .

Nhận xét về giọng điệu ở đoạn này ?

Vừa giễu cợt ,vừa thật xót xa.

Việc nêu 2 con số ở cuối đoạn văn có tác dụng gì ?

Góp phần tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân , gây lòng căm thù ,phẫn nộ trong quãng đại các dân tộc thuộc địa.

=> Với giọng điệu trào phúng ,tác giả đã vạch trần bản chất tàn ác, bất nhân và thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân đối với người dân các nước thuộc địa. Đồng thời ,tác giả còn miêu tả số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.

2. Chế độ lính tình nguyện:

Thực dân Pháp đã dùng những mánh khoé ,thủ đoạn nào để bắt lính ?

Lùng ráp ,vây bắt ,cưỡng bức, dọa nạt, xoay sở, kiếm tiền, trói, nhốt con người như súc vật.

Tuy thế , bọn cầm quyền vẫn đưa ra những lời lẽ bịp bợm như thế nào ?

Chúng rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thực địa.

Sự thực của cái gọi là “chế độ lính tình nguyện” như bọn thực dân rêu rao ,người dân các nước thuộc địa dã có phản ứng như thế nào ?

Người dân các nước thuộc địa hoặc trốn tránh hoặc phải xì tiền ra ,hoặc tự làm bệnh

Tác giả đã phản bác lại luận điệu ấy của bạn thực dân bằng những dẫn chứng cụ thể nào ?

Những tốp bị bắt, bị nhốt ở Sài Gòn, những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, bạo động diễn ra khắp nơi.

Nhận xét về trình tự lập luận và giọng điệu của tác giả ở đoạn này ?

Lập luận phản bác ,dẫn chứng thực tế sinh động ,lời lẽ đanh thép ,mỉa mai.

=> Bằng cách lập luận phản bác, dẫn chứng thực tế sinh động, lời lẽ đanh thép ,mỉa mai, tác giả đã tố cáo thủ đoạn cưỡng bức, lừa phỉnh người dân thuộc địa vào lính đánh thuê. Đồng thời cho thấy thái độ phản đối của người dân thuộc địa.

3. Kết quả của sự hi sinh :

Tìm ra những kết quả hi sinh của người dân thuộc địa ?

+ Họ trở lại là “giống người bẩn thỉu”

+ Bị bóc sạch mọi thứ, trắng tay ,bị đối xử thậm tệ.

+ Tính mạng và xương máu bị coi rẻ.

=> Bằng cách lập luận phản bác, dẫn chứng sinh động, giọng điệu trào phúng, câu hỏi tu từ lặp đi lặp lại ,tác giả đã lột trần bộ mặt tráo trở tàn nhẫn của người bọn thực dân và nỗi nhục của người dân thuộc địa. Trên cơ sở đó ,kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ chống chiến tranh phi nghĩa.

4. Nghệ thuật:

Nhận xét về nghệ thuật và cách lập luận của đoạn ?

Lập luận phản bác ,dẫn chứng sinh động ,giọng điệu trào phúng, câu hỏi tu từ lặp đi lặp lại

Tác dụng của nghệ thuật này?

Bộ mặt tráo trở, tàn bạo của chúng được bộc lộ.

Vạch trần bản chất thống trị của bọn thực dân ,căm ghét chiến tranh .

Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích ?

Kết hợp với yếu tố tự sự và biểu cảm được kết hợp chặt chẽ, hài hoà => Bài văn có sức thuyết phục cao

* Liên hệ giáo dục : Vận dụng yếu tố tự sự và biểu cảm vào văn nghị luận .

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.