Soạn bài: “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh

tuc-canh-pac-bo-ho-chi-minh

Soạn bài: “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả: Hồ Chí Minh

2. Tác phẩm:

– Thể loại: Lục bát

– Xuất xứ: Viết khi Bác sống và làm việc ở hang Pác Bó tỉnh Cao Bằng.

– Nội dung: Tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng.

– Bố cục: 2 phần

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Hoàn cảnh sống của Bác ở hang Pác Bó (3 câu thơ đầu):

Nêu cảm nhận của em về giọng điệu bài thơ?

– Giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh.

Giọng điệu đó đã thể hiện tâm trạng gì của Bác khi sống và làm việc ở đây ?

Tâm trạng vui thích, thoải mái, ung dung tự tại.

Câu thơ đầu tiên cho ta biết điều gì về cuộc sống của Bác? Cuộc sống ở đây có gì đáng chú ý ?

+ Nơi Bác ở: một hang đá nhỏ

+ Chỗ Bác làm việc: bờ suối trong mát

+ Thời gian: sáng ra, tối vào được lại thành nếp sinh hoạt đều đặn.

+ Một không gian tươi đẹp, yên tĩnh, phù hợp với tâm hồn và nhiệm vụ cách mạng của bác.

Câu thơ thứ hai giúp ta hiểu thêm gì về cuộc sống của Người ?

Cuộc sống vất vả gian lao qua các hình ảnh tả thực.

Em hiểu thế nào về mấy chữ “vẫn sẵn sàng” trong câu thơ ?

Cháo bẹ sau măng lúc nào cũng sẵn có. Tinh thần cách mạng sẵn sàng trong hoàn cảnh gian khổ

Câu thơ thứ ba là câu chuyển .Em hãy chỉ ra sự chuyển mạch của bài thơ ?

Chuyển từ đời sống sang sinh hoạt; Chuyển từ thiên nhiên sang công việc: dịch sử Đảng

Qua 3 câu thơ, em thấy Bác sống và làm việc trong điều kiện như thế nào?

Bác sống và làm việc trong một điều kiện đầy khó khăn và gian khổ

2. Tinh thần kiên định của người chiến sĩ cộng sản (câu thơ cuối):

 Ý nghĩa của câu kết bài thơ như thế nào ?

– Kết thúc bất ngờ nhưng thú vị, bao nhiêu gian khổ ,khó khăn nói trên không ngờ lại được chữ “sang” làm mờ hết . Sự sang trọng đó chính là do tinh thần lạc quan, yêu đời ,tinh thần tự do, tự chủ tạo nên.

Bài thơ hàm súc, vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống vừa có tính chất mới mẻ, hiện đại, có lời thơ bình dị pha giọng đùa vui, hóm hỉnh, cách kết thúc bất ngờ nhưng hợp lí, thú vị và sâu sắc đã cho thấy cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của Bác khi hoạt động bí mật ở Cao Bằng. Đồng thời bài thơ còn thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của Bác .

  • Thảo luận : “Thú lâm tuyền ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau ?.

+ Giống : Được sống giữa thiên nhiên núi rừng .

+ Khác : Nguyễn Trãi là một ẩn sĩ ,bất lực trước thực tế của xã hội. Bác Hồ là một chiến sĩ cách mạng

– Nêu chủ đề bài thơ ?

* Liên hệ giáo dục : Lòng kính yêu và khâm phục đối với Bác Hồ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.