Thuyết minh thương hiệu công nghệ Microsoft
- Mở bài:
Cùng với các thương hiệu đình đám khác như Apple, IMB, Google, thương hiệu công nghệ Microsoft nổi bậc như một gã khổng lồ không thể bị đánh bại trong thế giới công nghệ số. trải qua một quá trình lịch sử hình thành và phát triển lâu dài trước sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty công nghệ, sau nhiều lần đổi thay, Microsoft vẫn đứng vứng và ngày càng lớn mạnh hơn.
- Thân bài:
Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu công nghệ Microsoft:
Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ đặt trụ sở chính tại Redmond, Washington; chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính.
Nhắc đến sự ra đời của Microsoft, người ta lập tức nghĩ đến huyền thoại Bill Gates, một tỉ phú nhiều năm liền dẫn đàu trong danh sách các tỉ phú giàu có nhất thế giới. Thế nhưng, mọt mình Bill Gates không thể làm nen tên tuổi của tập đoàn Microsoft đồ sộ như ngày nay.
Ngày 4 tháng 4 năm 1975, Bill Gates và Paul Allen, một người bạn từ thời niên thiếu, đã thành lập một công ty công nghệ với cái tên Microsoft. Trước dó, họ cũng đã có một công ty nhỏ Traf-O-Data, cũng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ nhưng chủ yếu là để thử nghiệm các ý tưởng.
Từ sau khi thành lập cho đến năm 1980, Microsoft chủ yếu phát triển phần mềm trình thông dịch BASIC cho máy Altair 8800, một trong những chiecs máy tính đầu tiên của thế giới. Đến giữa năm 1980, đáp ứng đơn hàng của IBM, công ty cho ra đời phần mềm MS-DOS. Công việc tiếp tục phát triển ổn định dù không có gì tiến triển mạnh mẽ. Microsoft đang âm thầm chuẩn bị những phần mềm tốt nhất cho thế giới.
Năm 1985, không lâu sau khi thực hiện thành công thương vụ IPO, Microsoft đã phát hành Windows 1.0. Đây là một giao diện đồ họa cho các văn bản dựa trên hệ điều hành MS-DOS để khiến chúng dễ sử dụng hơn. Ngay lập tức, Windows 1.0 trở thành tâm điểm của sự chú ý.
Trong năm 1986, Microsoft đã phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra thị trường, Bill Gates khi đó phải bỏ ra số tiền khoảng 350 triệu USD. Sau khi phát hành, cổ phiếu của công ty đã tăng giá nhanh chóng.
Năm 1987, hệ điều hành Window 2.0 ra đời. Ban năm sau (năm 1990), Window 3.0 được trình làng. Cùng với một phiên bản cải tiến Window 3.1 cũng ra đời sau đó 2 năm (năm 1992). Trong năm 1992, Microsoft lại tung ra sản phẩm Windows For Workgroup bổ sung thêm các driver và các giao thức cần thiết cho việc kết nối của máy tính. Đến năm 1993, Microsoft tạo một cú hích mạnh mẽ với phiên bản Windows NT. Windows NT là một hệ điều hành 32-bit hỗ trợ mạnh mẽ cho việc kết nối mạng. Trong thời gian này, có thể nói, Windows NT đã trở thành một hệ điều hành chủ đạo cho các máy chủ và máy trạm doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Năm 1995, đánh dấu một bước ngoặc lớn của Microsoft khi phát hành hẹ điều hành Windows 95. Với hệ điều hành Windows 95, Microsoft đã có lượng phát hành lớn nhất trong lịch sử phát triển của mình.
Từ Windows 98 (năm 1998), Windows 2000 (năm 2000), Windows XP (năm 2001), Windows Vista (năm 2007),Windows (năm 2009), Windows 8.0, Windows 8.1, Windows 10, Microsoft đã thực hiện những bước phát triển kì diệu, thúc đẩy sự phát triển của nền công nghệ thế giới.
Từ khi phát hành Windows XP, Microsoft bắt đầu phân khúc thị trường và đầu tư phát triển những dòng sản phẩm phù hợp. Dù các phiên bản sau tốt hơn, nhanh hơn ra đời nhưng các phiên bản trước đó vẫn còn sản xuất để đáp ứng các phân khúc thị trường khác nhau. Việc phân khúc thị trường đã mang lại cho Microsoft những đơn hàng và nguồn lợi khổng lồ.
Cũng như các tập đoàn thương mại lớn khác, Microsoft đã đa dạng hóa sản phẩm hệ điều hành và tiến hành nhiều thương vụ thâu tóm các công ty để bành trướng sức mạnh trong lĩnh vực công nghệ và mau chống chiếm lĩnh thị trường.
Ở mặt điều hành, Microsoft cũng có nhiều thay đổi trong cả quá trình phát triển của mình. Từ khi thành lập,Bill Gates làm SEO cho công ty. Năm 2000, Steve Ballmer thay thế Gates ở vai trò CEO, tái định hướng công ty theo chiến lược “thiết bị và dịch vụ”. Năm 2014, Satya Nadella nhận vai trò CEO chuyển trọng tâm từ sản xuất phần cứng sang làm dịch vụ điện toán đám mây. Chính Satya Nadella là người đã mở ra một tương lai mới cho Microsoft trong kỉ nguyên công nghệ với sự lớn mạnh và cạnh tranh khốc liệt của hàng loạt các công ty công nghệ.
Lợi nhuận khổng lồ của Microsoft đã đưa Bill Gates trở thành tỉ phú giàu nhất thế giới trong nhiều năm liền. Bên cạch đó hàng loạt các tỉ phú và triệu phú khác cũng xuất hiện nhờ có Microsoft. Bill Gates trở thành huyền thoại trong lĩnh vực công nghệ, là cái tên nổi bậc nhất, được biết đến nhiều nhất trong hai thập kỉ qua.
Với việc mua lại toàn bộ thiết bị và sản phẩm độc quyền của thương hiệu điện thoại Nokia năm 2014, Microsoft thực sự thể hiện tham vọng làm chủ thị trường công nghệ viễn thông của thế giới.
- Kết bài:
Sau nhiều lần sáp nhập, Microsoft không ngừng phát triển. Hiện nay, thương hiệu Microsoft có mặt tại hầu hết các quốc gia và đặt chi nhánh ở 117 quốc gia (tính đến năm 2013). Nếu tính theo doanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Tuy bị một số thương hiệu vượt mặt như Apple, Google, Facebook vượt mặt nhưng nó cũng được gọi là “một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới” hiện nay.