Thuyết minh thương hiệu Pepsi

thuyet-minh-thuong-hieu-pepsi

Thuyết minh thương hiệu Pepsi

  • Mở bài:

Pepsi là một trong những thương hiệu lâu đời và nổi tiếng bậc nhất trên thế giới. Sản phẩm nước uống mang thương hiệu Pepsi có mặt ở hầu hết các quốc gia. Ngày nay, dù đã trải qua nhiều biến động thăng trầm như các thương hiệu khác, Pepsi vẫn giữ vững vị trí số 1 của mình trong làng nước uống giải khát của thế giới. Không những thế, hơn cả việc bán một sản phẩm, thương hiệu Pepssi đã tạo ra một phong cách sống năng động, trẻ trung.

  • Thân bài:

Pepsi là tên thường gọi một sản phẩm nước uống nổi tiengs của PepsiCo, Inc., công ty thực phẩm và đồ uống của Mỹ. Tính đến ngày nay, PepsiCo, Inc. là một trong những công ty lớn nhất trên thế giới, với các sản phẩm có trên 200 quốc gia, có trụ sở chính của công ty nằm ở Purchase, New York.

Sự ra đời và phát triển của thương hiệu Pepsi được xem như một huyền thoại điển hình cho phong cách bán hàng nước Mĩ.

Năm 1886,tại miền Bắc Carolina, nước Mĩ, lần đầu tiên một thứ nước uống hấp dẫn được tạo ra từ hỗn hợp đường, nước, caramel, tinh dầu chanh và hạt nhục đậu khấu bởi chàng trai Caleb Davis Bradham. Vốn có ước mơ trở thành bác sĩ. Nhưng do hoàn cảnh khó khăn, Bradham đã rời trường đại học và sau đó ông trở lại lấy bằng dược sĩ.  Ông đã đặt tên thứ nước uống ấy theo ten ông như bao nhà sáng chế khác: “Brad’s Drink” (nước uống của Brad’s).

Thế nhưng, ba năm sau, năm 1988, nhận thấy đó là một tên gọi vô nghĩa, Bradham quyết định đổi tên nước uống “Brad’s Drink” thành tên “Pepsi-Cola”, có nghĩa là nước uống dành cho chứng khó tiêu với niềm tin nước uống Pepsi sẽ hỗ trợ tốt cho việc tiêu hóa của con người.

Tiến trình phát triển của thương hiệu Pepsi không suông sẻ như những gì ta nhìn thấy hiện nay. Trước những thay đổi của thế giưới, pepsi cũng nhiều lần chao đảo, thua lỗ, phá sản và nhiều lần chuyển nhượng thiết lập lại. Thế nhưng, dù thế nào đi chăng nữa, sự khởi đầu của Bradham đã tạo ra một thương hiệu trứ danh vẫn còn là một huyền thoại được người đời truyền tụng.

Sau khi thuê được nhà kho, Bradham bắt đầu đẩy mạnh sản xuất nước uống Pepsi-Cola. Một lượng lớn nước uống đã được bán ra. Chính ông cũng không ngờ loại nước uống ấy lại hấp dẫn mọi người đến như vậy. Các cơ sở sản xuất không ngừng phát triển mạnh mẽ. Lượng hàng sản xuất không cung ứng đủ cho nhu cầu thị trường dang lớn mạnh.

Cuộc thế chiến thứ nhất khiến cho công việc sản xuất và kinh doanh bị đình trệ. Sự ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc chiến khiến cho công ty Pepsi-Cola phá sản vào năm 1931.  Phần lớn do thua lỗ tài chính phát sinh từ việc đầu cơ vào sự biến động mạnh của giá đường.

Ngay sau đó, Pepsi đã được mua bởi Charles Guth – chủ tịch của công ty Loft. Loft là một công ty sản xuất bánh kẹo với hệ thống cửa hàng bán lẻ có các đài phun soda. Sự kết hợp hoàn hảo giữa bán bánh kẹo và nước uống vốn được Charles Guth suy nghĩ từ lâu. Bởi thế, khi Pepsi-Cola phá sản, ông đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội hiếm có này. Chính Charles Guth đã vực Pepsi đứng dậy từ đống đổ nát. Ông kết hợp thêm nhiều công thức mới vaflamf cho loại nước uống này ngày càng thêm hấp dẫn hơn.

Tiến trình phát triển kéo dài đến năm 1965. trong năm này, Công ty Pepsi-Cola và Frito-Lay, Inc hợp nhất và lấy tên PepsiCo. Từ việc mua lại các sản phẩm Tropicana vào năm 1998 và Công ty Quaker Oats vào năm 2001, đã thêm thương hiệu Gatorade vào danh mục đầu tư càng làm cho PepsiCo thêm lớn mạnh.

Với cơ sở kinh doanh trên hơn 200 quốc gia, sản phẩm của Pepsi có mặt trên hầu hết các kệ trưng bày nước uống. Doanh số bán hàng của PepsiCo hiện nay đạt gần 30 tỉ USD mỗi năm và lực lượng nhân viên khoảng 150.000 người.

Coca-Cola là thương hiệu nước uống giải khát có mặt trước cả Pepsi. Trong giai đoạn đầu, Coca-Cola nhiều lần có cơ hội mua lại Pepsi nhưng không thành. Khi Pepsi về tay Charles Guth, hai thương hiệu đình đám này nổ ra một cuộc cạnh tranh thị trường khốc kiệt nhất trong lịch sử kinh doanh nước uống giải khát của thế giới. Coca-cola với tham vọng thâu tóm Pepsi để độc tôn thống trị thị trường thế giới. Còn Pepsi lại không muốn điều đó xảy ra.

Trước sức ép của Coca-cola, Pepsi không ngừng thay đổi để tồn tại. không thể giảm về chất lượng, Pepsi tiến hành một cuộc cạnh tranh về giá cả. Dù đã làm mọi cách, thế nhưng thương hiệu Pepsi vẫn ở dưới bóng Coca-cola. Đến đầu những năm 50, thế kỉ 20, đối với thế giới, Pepsi vẫn là một thứ nước uống sếp sau Coca-cola.

Không chịu thua cuộc, Pepsi đã chuyển hướng. Lúc này, họ không đầu tư tràn lan hay giảm giá nữa. Họ nhắm vào giới trẻ, những con người năng động đang cần nguồn năng lượng kích ứng. Họ bắt dầu đưa ra nhiều khẩu hiệu cho các dòng sản phẩm và bắt đàu tiếp thị quảng bá thương hiệu rầm rộ. Họ muốn tạo ra một giá trị tinh thần và tôn vinh các giá trị sống khác. Họ nhắm vào hành vi của giới trẻ nhiều hơn là giá trị sản phẩm. Họ tiến hành thay đổi hương vị và hướng nhiều hơn đến giới trẻ. Họ muốn xóa nhòa ranh giới giãu tiêu dùng và thưởng thức. Và họ đã thành công.

Từ năm 1963, đến năm 1975, Pepsi đã tạo ra một sự bức phá ngoạn mục đến nỗi Coca-cola cũng phải sững sờ. Coca-cola sau đó phạm phải một sai lầm lớn chưa từng có là vay mượn hương vị của Pepsi khi thay đổi dòng sản phẩm chiến lược khiến cho sản phẩm của họ bắt đầu mất niềm tin trong công chúng.

Pepsi tiếp tục tiến sâu hơn vào các thị trường và mở rộng quảng bá. Họ không tiếc tiền của để mời các ngôi sao quảng bá cho hình ảnh sản phẩm của họ. Những sự kiện lớn luôn có hình ảnh Pepsi đi kèm. Họ tổ chức các sân chơi cho giới trẻ nhằm đưa hình ảnh Pepsi đến gần hơn với công chúng để họ tạm quên đi Coca-cola. Mọi nỗ lực của Pepsi quả thực đã mang lại hiệu quả lớn.

Dù có lúc bị Pepsi vượt mặt nhưng Coca-cola không hề nao núng. Họ vẫn vững tin phát triển và hoàn thiện dòng sản phẩm của mình bởi họ tin rằng giá trị đích thực của sản phẩm là mãi mãi. Cho đến tận ngày nay, Coca-Cola là cổ điển còn Pepsi là mới mẻ. Coca-Cola màu đỏ còn Pepsi màu xanh. Quảng cáo của Coca-Cola là nhằm vào những giá trị vượt thời gian còn của Pepsi là nhằm vào danh tiếng và sự hài hước.

Tính đến thời điểm hiện tại, theo thống kê của Statista, nước giải khát Pepsi vẫn xếp thứ 4 với giá trị thị trường 10,8 tỷ USD, sau 2 thương hiệu khác của Coca là Coca-Cola (70,1 tỷ USD), Diet Coke (13,8 tỷ USD) và Red Bull với giá trị thị trường 11,375 tỷ USD.

  • Kết bài:

Dù ở bất cứ đâu, Pepsi vẫn luôn tươi trẻ. Đó cũng là giá trị cốt lõi của thương hiệu này. Trong khi Coca-cola, đối thủ số 1 của Pepsi vẫn kiên trì bản sắc truyền thống. Trong tương lai, chưa biết thương hiệu nào sẽ thắng lợi, thế nhưng cuộc cạnh tranh giữa các ông lớn trong ngành sản xuất nước uống giải khát đã tạo ra những dòng sản phẩm tốt nhát, phù hợp nhất cho người tiêu dùng.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Thuyết minh thương hiệu Mc-Donald's - Thế Kỉ

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.