Tiểu sử tóm tắt
I. Mục đích, yêu cầu của văn bản tiểu sử tóm tắt:
1. Khái niệm:
– Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó.
– Ví dụ: Tiểu sử một nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ; tiểu sử của một cán bộ, giáo viên…
2. Mục đích:
– Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của người được nói tới.
– Giúp những người có trách nhiệm làm công tác tổ chức.
– Giúp chúng ta trong việc lựa chọn bạn bè, giới thiệu cán bộ lãnh đạo.
– Nắm được tiểu sử nhà văn, nhà thơ, thêm cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của họ.
3. Yêu cầu:
– Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới: phải ghi cụ thể, chính xác những số liệu, mốc thời gian, thành tích, đóng góp nổi bật.
– Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt.
– Văn phong cần cô đọng, trong sáng, giản dị, không sử dụng các biện pháp tu từ, phương thức chủ yếu là thuyết minh.
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt.
1. Khảo sát ví dụ:
– Văn bản tiểu sử tóm tắt nhà bác học “Lương Thế Vinh” ( SGK-T. 54)
– Bản tiểu sử tóm tắt gồm 4 phần:
+ Nhân thân: họ tên, tự, hiệu, quê quán.
+ Các hoạt động chính: các mốc thời gian: từ nhỏ, chưa đầy 20 tuổi, năm 21 tuổi…
+ Những đóng góp chủ yếu: trong lĩnh vực toán học, văn chương, nghệ thuật,…
+ Đánh giá chung: có tài kinh bang tế thế, tài hoa, danh vọng vượt bậc ( Lê Quý Đôn).
– Các tài liệu được lựa chọn: cụ thể, chính xác, chân thực, tiêu biểu về thân thế và cuộc đời của Lương Thế Vinh:
+ Ghi rõ họ tên, quê quán, các mốc thời gian.
+ Dẫn chứng cụ thể: Cuốn ” Đại thành toán pháp”, “Hí phường phả lục”…
– Đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan:
+ So sánh với các sĩ phu đương thời.
+ Dựa vào lời đánh giá của Lê Quý Đôn.
2. Kết luận.
2.1. Các phần của tiểu sử tóm tắt: 4 phần
+ Giới thiệu khái quát nhân thân (lịch sử cá nhân): họ tên, ngày tháng năm sinh, năm mất, nghề nghiệp, học vấn, gia đình, gia tộc, quê quán,…
+ Giới thiệu ngắn gọn lĩnh vực hoạt động xã hội: làm gì, ở đâu,…
+ Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu.
+ Đánh giá vai trò, tác dụng.
2.2. Các bước viết tiểu sử tóm tắt:
+ Sưu tầm tài liệu về đối tượng thông qua việc đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng…
+ Sắp xếp, chọn lọc những tài liệu tiêu biểu.
+ Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản.
+ Kiểm tra, sửa chữa lại văn bản đã viết.
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
Bài tập 1:
– Trường hợp viết tiểu sử tóm tắt: c,d
– Các trường hợp còn lại:
a – viết văn bản thuyết minh.
b – viết sơ yếu lí lịch.
e – viết điếu văn.
Bài tập 2: Hs tự giải quyết
Bài tập 3: Hs tự giải quyết
4. Tình huống có những đặc điểm cần lưu ý
– Giới thiệu một đoàn viên ưu tú.
+ Người trẻ tuổi (hs, sinh viên).
+ Có năng lực tổ chức các hoạt động tập thể.
+ Tham gia ứng cử vào ban chấp hành HLH Thanh niên của tỉnh hoặc thành phố ( một tổ chức đoàn thể mang tính xã hội hóa cao).
2. Quy trình gồm các bước:
– Xác định mục đích và yêu cầu viết tiểu sử tóm tắt.
– Xác định nội dung trình bày trong bản tóm tắt.
– Tìm hiểu người giới thiệu để có những thông tin cần thiết.
– Viết bản tiểu sử tóm tắt.
3. Trình bày bản tiểu sử tóm tắt trước lớp:
– Thưa các bạn !
– Trong đại hội Liên hiệp thanh niên của thành phố sắp tới, tôi xin giới thiệu bạn…vào danh sách đề cử của ban chấp hành nhiệm kì mới.
– Bạn…sinh ngày…tháng…năm…tại…hiện đang là học sinh lớp…
– Suốt ba năm học bạn…đều là…bạn không chỉ học giỏi mà còn là người có năng lực tổ chức và điều hành các hoạt động tập thể một cách có hiệu quả.
– Với uy tín và kinh nghiệm công tác của bạn…tôi tin là…sẽ có những đóng góp tích cực cho phong trào thanh niên của thành phố. Vì vậy tôi xin trân trọng giới thiệu bạn…vào danh sách đề cử
– Rất mong các bạn đồng tình ủng hộ ý kiến của tôi và tập trung phiếu bầu cho bạn…
– Xin chân thành cảm ơn!